ican
Soạn Văn 10
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Văn 10 Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ

(TRÍCH CHINH PHỤ NGÂM)

- Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn

- Bản dịch: Đoàn Thị Điểm (*)

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1.Tám câu đầu : Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ

- Nỗi cô đơn thể hiện qua hành động một mình dạo hiên vắng, buông, cuốn rèm nhiều lần, mong tin vui mà "Ngoài rèm thước chẳng mách tin".

- Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya ; vẫn chỉ là "Một mình mình biết, một mình mình hay".

Hai khổ thơ đầu vẽ lên hình ảnh người chinh phụ lẻ loi ở mọi nơi, mọi lúc: lẻ loi trong căn phòng vắng, lẻ loi cả khi bước ra ngoài, lẻ loi ban ngày và lẻ loi, cô độc hơn trong cảnh đêm khuya... Người chinh phụ hết đứng lại ngồi, dạo quanh "hiên vắng", “gieo” từng bước nặng nề, tấm rèm thưa hết buông xuống (rủ) lại cuốn lên (thác) nhiều lần, đặc biệt hình ảnh đối bóng với ngọn đèn trong căn phòng vắng đã cực tả cảnh lẻ loi, đơn chiếc. Hai khổ thơ kết thúc bằng một câu cảm thán với hai hình ảnh: "hoa đèn" và "bóng người":

“Hoa đèn kia với bóng người khá thương !”

2. Tám câu tiếp : Nỗi sầu muộn triền miên

- Nỗi sầu muộn được thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí. Người chinh phụ như đếm từng bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận một khắc giờ "đằng đẵng như niên".

Điều đó càng được tô đậm hơn bằng hai hình ảnh so sánh. "Khắc chờ đằng đẵng như niên" và "mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa". Một so sánh với chiều dài thời gian và một so sánh với chiều rộng không gian. Hai từ láy "đằng đẵng", "dằng dặc" càng như kéo dài, mở rộng nỗi cô đơn sầu muộn đến muôn trùng.

- Tiếng gà gáy : tăng thêm ấn tượng vắng vẻ, tịch mịch.

- Bóng cây hòe: cô đơn, hoang vắng.

- Để giải toả nỗi sầu, nàng cố tìm đến những thú vui như : soi gương, đốt hương, gảy đàn nhưng việc gì cũng chỉ là "gượng". Sầu chẳng những không được giải toả mà còn nặng nề hơn.

Khổ thơ thứ tư diễn tả những gắng gượng của người chinh phụ mong thoát khỏi vòng vây cô đơn nhưng không thoát nổi (gượng đốt hương, gượng soi gương, gượng gảy khúc "sắt cầm"), nước mắt cứ đầm đìa. Những chữ "gượng" thật nặng nề, nghe thật xót xa, tội nghiệp.

3. Tám câu cuối : Nỗi nhớ thương đau đáu

- Nỗi nhớ được thể hiện qua một khao khát cháy bỏng - gửi lòng mình đến non Yên- mong được chồng thấu hiểu, sẻ chia. Mức độ của nỗi nhớ được gợi lên qua những từ láy thăm thẳm, đau đáu,...

- Hình ảnh thiên nhiên:

+ Non Yên, đường lên trời: vô tận, xa xôi, bát ngát

nỗi nhớ khôn nguôi.

+ Sương gió, mưa, tiếng côn trùng: lạnh lẽo, buồn nhớ, cô đơn.

+Từ láy: “thăm thẳm, đau đáu”

- Điệp ngữ bắc cầu: non Yên, trời thăm thẳm buồn nhớ triền miên, kéo dài.

- Khao khát của nàng không được đền đáp vì sự xa cách về không gian quá lớn (đường lên bằng trời).

Đề cao quyền sống, trân trọng khát vọng hạnh phúc lứa đôi của con người. (giá trị nhân đạo)

à gián tiếp lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

II. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 88)

Những yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng của người phụ nữ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yếu tố:

- Ngọn đèn: Trong hoàn cảnh trống vắng trong khuê phòng, người chinh phụ muốn tìm đến những yếu tố xung quanh để làm vơi bớt đi nỗi sầu muộn, ánh đèn bên trong khuê phòng đã cháy hết cả bấc dầu, chỉ còn lại bấc dầu đã cháy thành than nhưng được ngọn lửa nung đỏ “Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.

- Bóng dáng của chính người chinh phụ: Trong đêm thanh vắng, trong căn phòng cô đơn, với ánh đèn khuya leo lét, người chinh phụ chỉ biết đối diện với chính cái bóng của mình.

- Chim thước chẳng mách tin à sự lo lắng về người chồng chinh chiến nơi biên ải xa xôi chưa có tin tức gì cho ngày trở về.

- Tiếng gà eo óc gáy suốt năm canh à người chinh phụ cô đơn, lẻ bóng thao thức suốt cả đêm dài vừa nhớ thương lại vừa mong ngóng người chồng.

- Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên: Với tâm trạng cô đơn, buồn tủi, mọi cảnh vật xung quanh người chinh phụ đều mang tâm trạng của nàng, cây hòe vốn vô tri vô giác giờ đây “phất phơ rủ bóng bốn bê”à cảnh vật thấm đẫm nỗi buồn.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 88)

Từ câu (1), chúng ta đã cảm nhận được những yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng của người chinh phụ với hàng loạt các hình ảnh và từ ngữ:

- Thời gian: Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Biện pháp nghệ thuật so sánh đã bộc lộ tâm trạng buồn tủi, cô đơn của người phụ nữ. Chính vì nỗi cô đơn, buồn tủi mà khiến cho con nguời cảm thấy thời gian trôi đi thật dài, mỗi phút giây trôi qua như hàng năm “đằng đã như niên”. Nỗi buồn, nỗi cô đơn cứ như kéo dài thật dài, nỗi buồn mênh mông “dằng dặc tựa miền biển xa”.

- Hàng lọat các hoạt động của người chinh phụ: Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước/ Ngồi rèm thưa rủ tác đòi phen. Người chinh phụ thương nhớ chồng, lo lắng cho chồng lại bị nỗi cô đơn giằng xé nên đi đi lại lại trên hiên vắng, kéo rèm lên lại hạ rèm xuống mà mong mãi người chồng chưa trở về.

- Người chinh phụ không hề tham vãn về cuộc sống cô đơn của mình nhưng tất cả hành động của người chinh phụ chỉ “gượng”, không còn chú tâm vào bất kì hoạt động nào.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 88)

Người chinh phụ đau khổ vì:

- Mong muốn khao khát hạnh phúc, đoàn tụ với người chồng nhưng thực tại càng mong ngóng thì gày đoạn tụ càng xa vời.

- Nguyên nhân dẫn đến những đau khổ ấy là những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã buộc người chồng phải ra trận để lại người vợ cô đơn, buồn tủi.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 88)

Trong toàn bộ đoạn trích hầu như người chinh phụ không nói trực tiếp, ngôn ngữ nhân vật ở đây chủ yếu là ngôn ngữ nội tâm nửa trực tiếp, vừa có lời của nhân vật lại vừa có lời của tác giả.

Nhân vật người chinh phụ bộc lộ tâm trạng gián tiếp qua cảnh vật, sự bối rối, gượng gạo trong hành động thể hiện nỗi buồn da diết, oán trách, than vãn cho hiện thực phũ phàng.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 88)

Với thể thơ song thất lục bát có sự kết hợp giữa thể lục bát và thể thất ngôn, gieo vần như hình xoáy ốc đã bộc lộ tất cả nỗi lòng sầu thương ai oán, vòng bế tắc quẩn quanh của người chính phụ với giọng điệu cao thấp, trầm trổng.

- Cách sử dụng ngôn từ, hình ảnh có giá trị gợi tả nỗi buồn, sự cô đơn sâu sắc, hàng loạt các từ láy có sức biểu cảm cao, biện pháp so sánh, điệp ngữ đã góp phần tạo nên giọng điệu, tính nhạc cho tác phẩm.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Ví dụ:

Sương năm canh

Gió năm canh

Gió mùa, đêm lạnh

Trằn trọc những nỗi suy tư.

 

Gợi ý Văn 10 Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (390)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy