ican
Soạn Văn 11
Từ ấy

Soạn bài Từ ấy

Văn 11 bài Soạn bài Từ ấy: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Từ ấy giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

TỪ ẤY

_Tố Hữu_

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Nội dung:

“Từ ấy” là bài thơ thể hiện niềm vui sướng mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản. Bài thơ cũng là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng, tuyên ngôn về nghệ thuật của một nhà thơ. Từ đó, Tố Hữu đã sống và sáng tác theo đúng định hướng ấy của nhà thơ.

Nghệ thuật:

Bài thơ là sự vận động tâm trạng nhà thơ được thể hiện bằng những hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng, ngôn ngữ gợi cảm, giọng thơ khoan khoái, nhịp điệu hăm hở.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: SGK - 44

Tố Hữu đã sử dụng hình ảnh thể hiện lý tưởng, biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng:

- Hình ảnh để chỉ lý tưởng:

+ Nắng hạ: ánh nắng đẹp và chói chang nhất, mạnh mẽ nhất → lý tưởng cách mạng sức mạnh soi sáng đối với nhà thơ

+ Động từ “bừng” như một nguồn sáng mang lại sự sống mãnh liệt

- Mặt trời chân lý: biện pháp nghệ thuật ẩn dụ lý tưởng cách mạng như ánh mặt trời kết hợp với động từ “chói” thể hiện sức mạnh chiếu sáng thức tỉnh

- Niềm vui được đứng trong hàng ngũ của Đảng khiến tâm hồn nhà thơ “rộn tiếng chim”, ngập tràn sự sống “một vườn hoa lá”.

Khổ thơ đã thể hiện niềm hân hoan, tự hào khi được đứng trong hàng ngũ Đảng. Sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhà thơ.

Câu 2: SGK - 44

Khi có ánh sáng lý tưởng soi rọi, Tố Hữu đã có những nhận thức mới về lẽ sống:

- Gắn cái tôi chặt chẽ với “cái ta” chung của muôn người: đây là quan niệm sống mới thể hiện sự hòa hợp

- Động từ “buộc” thể hiện sự gắn bó tự nguyện với mọi người

 

  • Để tình trang trải với trăm nơi biểu hiện cho một tâm hồn trải rộng với cộng đồng, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh từng con người cụ thể.

- Tác giả để “Hồn tôi” gắn với “bao hồn khổ” thể hiện tình hữu ái giai cấp, đặc biệt quan tâm tới quần chúng lao khổ

- Hình ảnh gần gũi nhau thêm mạnh khối đời mang tính ẩn dụ chỉ đông đảo người cùng chung cảnh ngộ đoàn kết vì mục tiêu chung

Tố Hữu tìm thấy niềm vui, sức mạnh không chỉ bằng nhận thức còn bằng tình cảm mến yêu, sự giao cảm của những trái tim. Quan niệm về lẽ sống của ông là gắn bó cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người.

Câu 3: SGK - 44

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ được thể hiện qua khổ thơ cuối:

Với cấu trúc “tôi đã là” cho thấy tác giả nhận thức rõ về vị trí của mình trong đại gia đình lớn.

Nhà thơ dùng những từ thân mật “anh, em, con” thể hiện sự thân thiết gần gũi trong một gia đình.

Từ “trang trải”, “kiếp phôi pha”, “cù bất cù bơ” gợi liên tưởng nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của con người cụ thể. Khẳng định mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm tới quần chúng lao khổ.

Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương của con người Tố Hữu là tình thương hữu ái giai cấp.

Sự thức tỉnh của nhà thơ hướng tới cái chung, niềm vui lớn, lý tưởng, lẽ sống lớn, thể hiện tình cảm mới mẻ và cao đẹp của nhà thơ – chiến sĩ cách mạng.

Câu 4: SGK - 44

Nhận xét về các biện pháp tu từ:

Bài thơ sử dụng hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng và hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo. Cách gieo vần và phối âm có sức ngân vang, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu.

Điều đáng chú ý là nhịp điệu của các câu thơ: nhịp điệu sôi nổi, hào hứng, hăm hở và càng về sau càng dồn dập. Cách ngắt nhịp liên tục được thay đổi qua các câu thơ tạo nhịp điệu và sức vang.

III. LUYỆN TẬP

Bài 1: SGK - 44

Đoạn văn tham khảo:

 

"Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ..."

Đoạn cuối cùng hiện lên như khẳng định, nhấn mạnh một tình cảm gia đình đầm ấm, thắm thiết. Đó chính là một đại gia đình lớn của quần chúng nhân dân lao động. Mà trong đó tác giả là con, là em, là anh của đại gia đình đó. Tấm lòng của tác giả đã hòa vào tấm lòng đại gia đình dân tộc. Thấu hiểu và chia sẻ tấm lòng đó biểu hiện thật xúc động và chân thành. Từ đấy, ta thấy được tấm lòng căm phẫn của nhà thơ trước cuộc đời ngang trái. Tác giả xót thương cho những số phận của "vạn kiếp phôi pha", của những em nhỏ không có áo cơm, "cù bất cù bơ...". Ông mở lòng đón nhận những kiếp người đau khổ, nhân dân cần lao như đón nhận một cách chân thành những người thân ruột thịt. Câu "Không áo cơm cù bất cù bơ..." để lại ba dấu chấm lửng như tấm lòng của tác giả trải rộng ra, mở lòng mình với bao hồn khổ. Bài thơ rất đặc biệt không chỉ về ý thơ mà còn cả về tứ thơ. Tác giả dùng thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu làm nổi bật tâm trạng của nhà thơ.

Bài 2: SGK – 44:

Chế Lan Viên viết “Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cũng nhân loại …” là vì:

Tố Hữu không chỉ là nhà thơ của một người mà là nhà thơ của mọi nhà, của nhân loại. Chính vì Tố Hữu là nhà thơ của vạn nhà, cho nên, khi tác giả trải lòng mình với cuộc sống, với cộng đồng thì tác giả mới thấu hiểu, viết những vần thơ sâu sắc về cuộc sống, về sự nghiệp cách mạng lúc bấy giờ.

Và chỉ khi Tố Hữu hòa mình, gắn mình là một với những gì xung quanh thì tác gải mới thấu hiểu sâu sắc, gắn bó thực sự và thể hiện điều đó một cách chân thực qua thơ văn của mình. Tấm lòng của tác giả, cũng như nội dung, thi pháp đã chạm tới trái tim biết bao bạn đọc bằng sự gần gũi, thân thương nhất, bằng hình ảnh của một người con của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại.

Gợi ý Văn 11 Soạn bài Từ ấy do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (337)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy