ican
Soạn Văn 10
Truyện Kiều (trang 92)

Soạn bài Truyện Kiều

Văn 10 Soạn bài Truyện Kiều: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Truyện Kiều giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

 

TRUYỆN KIỀU – PHẦN MỘT: TÁC GIẢ

- Nguyễn Du -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 96)

Cuộc đời của Nguyễn Du gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Chính những khó khăn, thăng trầm trong cuộc đời đã ảnh hưởng lớn đến sáng tác của ông:

a. Thời đại : Đó là một thời đại bão táp của lịch sử. Những cuộc chiến tranh dai dẳng, triền miên giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc sống xã hội trở nên điêu đứng, số phận con người bị chà đạp thê thảm

b. Quê hương và gia đình : Quê hương núi Hồng sông Lam cùng với truyền thống gia đình khoa bảng lớn cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thiên tài Nguyễn Du

c. Bản thân cuộc đời gió bụi, phiêu bạt trong loạn lạc chính là yếu tố quan trọng nhất để Nguyễn Du có vốn sống và tư tưởng làm nên một đỉnh cao văn học có một không hai : Truyện Kiều.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang)

Các sáng tác chính của Nguyễn Du:

a) Sáng tác bằng chữ Hán

- “Thanh Hiên thi tập: (78 bài): viết trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.

- “Nam trung tạp ngâm” (40 bài): thời gian làm quan ở Huế, Quảng Bình, quê hương ông.

- “Bắc hành tạp lục” (131 bài): sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc

b) Sáng tác bằng chữ Nôm

Tiêu biểu là Truyện Kiều và Văn chiêu hồn

c. Đặc điểm nội dung

- Chữ tình.

- Không phải chủ yếu nói chí hướng quân tử mà thể hiện tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người đặc biệt là những con người nhỏ bé, những số phạn bất hạnh, những phụ nữ tài hoa bạc mệnh.

- Triết lí về số phạn đàn bà hai lần vang lên sâu thẳm và bi thiết trong Truyện Kiều và Vãn chiêu hồn: Đau đớn thay phận đàn bà - Lời rằng bạc mệnh cùng là lời chung. Đó là Đạm Tiên và Thuý Kiều, là Tiểu Thanh, là người ca nữ Long Thành,... là những người ăn mày gặp trên đường đi sứ, những người mù hát rong, những ca nhi, kĩ nữ...

- Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến, bọn vua chúa tàn bạo, bất công chà đạp quyền sống con người, dù là ở Việt Nam hay Trung Quốc (Phản chiêu hồn, Sở kiến hành, Truyện Kiều...).

- Người đầu tiên trong văn học trung đại Việt Nam đặt vấn đề về những người phụ nữ hồng nhan đa truân, tài hoa bạc mệnh với tấm lòng và cái nhìn nhân đạo sâu sắc.

- Đề cao quyền sống con người, đồng cảm và ngợi ca tình yêu lứa đôi tự do, khát vọng tự do và hạnh phúc của con người (dẫn chứng về mối tình Kiều - Kim, về nhân vạt Từ Hải).

d. Đặc sắc nghệ thuật:

- Học vấn uyên bác, thành công trong nhiều thể loại thơ ca: ngũ ngôn, thất ngôn, ca, hành.

- Thơ lục bát, song thất lục bát chữ Nôm lên đến tuyệt đỉnh thi ca cổ trung đại.

- Tinh hoa ngôn ngữ bình dân và bác học Việt đã kết tụ nơi thiên tài Nguyễn Du - nhà phân tích tâm lí bạc nhất, bạc đại thành của thơ lục bát và song thất lục bát.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu của văn học Việt Nam trung đại. Ông có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật, xứng đáng được gọi là thiên tài văn học.

1. Cuộc đời

- Thời thơ ấu và niên thiếu: sống trong không khí một gia đình phong kiến quý tộc bậc nhất ở kinh thành Thăng Long à có điều kiện thuận lợi để:

+ Dùi mài kinh sử, tích lũy vốn văn hóa, văn học, làm nền tảng cho sáng tác văn chương sau này.

+ Hiểu rõ bản chất của hàng quan lại đương thời cùng với cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến à để lại dấu ấn đậm nét trong các sáng tác của Nguyễn Du.

- Đỗ Tam trường năm 18 tuổi (1783).

- Từ 1789 - trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn:

+ Trải qua thời kì hơn 10 năm gió bụi lưu lạc ở quê vợ (Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam - nay thuộc tỉnh Thái Bình), ông rơi vào cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn.

- Thời thơ ấu và niên thiếu: sống trong không khí một gia đình phong kiến quý tộc bậc nhất ở kinh thành Thăng Long à có điều kiện thuận lợi để:

+ Dùi mài kinh sử, tích lũy vốn văn hóa, văn học, làm nền tảng cho sáng tác văn chương sau này.

+ Hiểu rõ bản chất của hàng quan lại đương thời cùng với cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến à để lại dấu ấn đậm nét trong các sáng tác của Nguyễn Du.

- Đỗ Tam trường năm 18 tuổi (1783).

- Từ 1789 - trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn:

+ Trải qua thời kì hơn 10 năm gió bụi lưu lạc ở quê vợ (Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam - nay thuộc tỉnh Thái Bình), ông rơi vào cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn.

2. Sự nghiệp văn học

Sáng tác cả văn học chữ Hán và chữ Nôm

a. Sáng tác chữ Hán

- “Thanh Hiên thi tập: (78 bài): viết trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.

- “Nam trung tạp ngâm” (40 bài): thời gian làm quan ở Huế, Quảng Bình, quê hương ông.

- “Bắc hành tạp lục” (131 bài): sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc.

b) Sáng tác bằng chữ Nôm

- Văn chiêu hồn

- Truyện Kiều

 

Gợi ý Văn 10 Soạn bài Truyện Kiều do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (407)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy