ican
Soạn Văn 10
Lập dàn ý bài văn nghị luận

Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận

Văn 10 Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

- Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc các yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm.

- Dàn ý bài văn nghị luận gồm 3 phần: mở bài (giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề), thân bài (triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ) và kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề).

II. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

1. Tìm ý cho bài văn

a. Xác định vấn đề

- Bài văn cần lãm rõ vai trò và tác dụng lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người.

- Quan điểm của M. Go – rơ – ki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.”

- Đây là quan điểm đúng đắn và hợp lí.

b. Xác định các luận điểm

- Sách là gì? Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người, là kho tàng tri thức nhân loại ghi lại những hiểu biết về tự nhiên và xã hội.

- Sách có tác dụng như thế nào? Sách mở rộng trước mắt ta những chân trời mới.

- Thái độ đối với sách và việc đọc sách như thế nào? Mỗi chúng ta cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách.

c. Tìm luận cứ cho các luận điểm

- Đối với luận điểm (1):

+ Sách là sản phẩm thuộc lĩnh vực tinh thần.

+ Sách phản ánh, lưu giữ những thành tựu của nhân loại, là kho tri thức khổng lồ của nhân loại.

+ Sách chịu ảnh hưởng của thời gian và không gian.

- Đối với luận điểm (2):

+ Sách đem lại cho con người mọi hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội.

+ Sách cung cấp tri thức, trau dồi kiến thức nhân loại, hình thành tâm hồn trong sáng, lành mạnh, góp phần hoàn thiện bản thân con người.

- Đối với luận điểm (3)

+ Tích cực đọc sách, phản đối và phê phán sách có hại.

+ Đọc sách có chọn lọc, học hỏi những điều hay trong sách, tạo hứng thú đọc sách, ứng dụng kiến thức học hỏi trong sách.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

- Giới thiệu về vị trí vài trò, tác dụng của sách trong cuộc sống.

- Giới thiệu quan điểm của M. Gơ- ro – ki.

b. Thân bài

- Giải thích: Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người, là kho tàng tri thức nhân loại ghi lại những hiểu biết về tự nhiên và xã hội.

+ Sách là sản phẩm thuộc lĩnh vực tinh thần.

+ Sách phản ánh, lưu giữ những thành tựu của nhân loại, là kho tri thức khổng lồ của nhân loại.

+ Sách chịu ảnh hưởng của thời gian và không gian.

- Tác dụng của sách: mở rộng trước mắt ta những chân trời mới.

+ Sách đem lại cho con người mọi hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội.

+ Sách cung cấp tri thức, trau dồi kiến thức nhân loại, hình thành tâm hồn trong sáng, lành mạnh, góp phần hoàn thiện bản thân con người.

- Thái độ đối với sách và việc đọc sách:

+ Tích cực đọc sách, phản đối và phê phán sách có hại.

+ Đọc sách có chọn lọc, học hỏi những điều hay trong sách, tạo hứng thú đọc sách, ứng dụng kiến thức học hỏi trong sách.

c. Kết bài

- Cảm nhận của bản thân về sách.

- Liên hệ thực tế hành động và suy nghĩ của bản thân về sách.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn tập 2 – trang 91)

Gợi ý lập dàn ý như sau:

a. Mở bài

- Giới thiệu vai trò của tài và đức, giới thiệu lời dạy của Bác Hồ.

- Khẳng định lời dạy của bác là đúng đắn.

b. Thân bài

- Giải thích khía niệm tài và đức.

- Tại sao có tài mà không có đức lại là người vô dụng?

- Tại sao có đức mà không có tài làm gì cũng khó khăn?

- Tài và đức có mối quan hệ như thế nào đối với bản thân một con người?

- Chúng ta cần vận dụng lời răn dạy của Bác Hồ như thế nào trong thời đại ngày nay?

+ Lời dạy của Bác giúp ta rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức cá nhân.

+ Con người cần nỗ lực hoàn thiện bản thân được cả tài và đức để trở thành những con người thích ứng tốt với sự thay đổi của xã hội, thời đại 4.0, có ích cho xã hội.

c. Kết bài

- Cảm nghĩ của em về lời dạy của Bác Hồ.

- Liên hệ bản thân về nhận thức và hành động để dần hoàn thiện bản thân.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn tập 2 - trang 91)

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: giới thiệu câu tục ngữ “cái khó bó cái khôn”.

b. Thân bài

- Giải thích:

+ Cái khó là gì? Cái khó là những khó khăn, trở ngại, khúc mắc trong cuộc sống.

+ Bó là gì? Bó là cản trở, trở ngại, hạn chế, trói buộc con người.

+ Cái khôn là gì? Cái khôn ở đây là suy nghĩ, nhận thức, sáng tạo và sự phát triển của con người.

à Ý nghĩa của câu tục ngữ: Sự phát triển của con người chịu ảnh hưởng bởi hoàn cnahr khách quan. Hoàn cảnh tiêu cực sẽ làm con người trong hoàn cảnh đó kém phát triển về mọi mặt.

- Bình luận về tính đúng sai của câu tục ngữ:

+ Đúng vì sự phát triển chủ quan ảnh hưởng bởi hoàn cảnh khách quan. Hoàn cảnh khó khăn, tiêu cực, chủ quan sẽ kém phát triển.

+ Mặt sai: Phiến diện, chưa đánh giá đúng mức sự năng động, ý chí, nghị lực, sự kiên trì của con người.

+ Chính vì sự phiến diện đó, nên tục ngữ cũng có câu bổ sung: “Cái khó ló cái khôn.”

- Chứng minh:

+ Khi hoàn cảnh khó khăn, tiêu cực cần tìm ra giải pháp tối ưu nhất để khắc phục hoàn cảnh, không nản chí, buông xuôi, đổi lỗi cho hoàn cảnh.

+ Nâng cao tinh thần, sự quyết tâm của bản thân.

+ Càng khó khăn, gian khổ càng quyết tâm khắc phục.

+ Ví dụ như thầy Nguyễn Ngọc Kí.

+ Nhạc sĩ Beethoven.

+ Thép đã tôi thế đấy.

c. Kết bài

- Cảm nhận của em về câu tục ngữ.

- Liên hệ bản thân về nhận thức và hành động.

 

Gợi ý Văn 10 Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (284)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy