ican
Soạn Văn 10
Chiến thắng Mtao Mxaay (trích Đăm Săn - sử thi tây Nguyên)

Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây siêu ngắn

Ngữ Văn 10: Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây chi tiết nhất, do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Ngữ Văn 10 tốt hơn

Ican

CHIẾN THẮNG MTAO – MXÂY

(Trích Sử thi Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên)

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 36)

a. Chặng1: Đăm Săn khiêu chiến

- Đăm Săn đến tận nhà Mtao Mxây để thách thức . Đó là hành động đường hoàng, quang minh chính đại, chiến đấu vì chính nghĩa.

- Mtao Mxây từ chối, chọc tức ĐS bằng thái độ ngạo mạn : “ta không… cơ mà”.

- Trước thái độ của Mtao Mxây, Đăm Săn tỏ thái độ quyết liệt, dồn kẻ thù vào một trong hai sự lựa chọn: “Ngươi không xuống…mà xem.”

- Mtao Mxây đồng ý đi xuống với thái độ sợ hãi, rụt rè, do dự “Khoan diêng, khoan! Để ta …nhé!” và “ta sợ ngươi đâm khi ta đang đi lắm”.

- Như vây, trước khi bước vào cuộc chiến đấu thực sự Đăm Săn đã chiến thắng bằng trí tuệ thông minh sáng suốt của mình, thể hiện rõ tính cách đường hoàng thẳng thắn của vị anh hùng.

b. Chặng2: Mtao M xây rung khiên múa

- Mtao Mxây được miêu tả với ngoại hình dữ tợn và hung hãn như một vị thần. Nhưng dáng của hắn đồng thời cũng do dự, tần ngần “Trông hắn …sương sớm”

- Đường khiên của hắn tỏ ra non yếu, kém cỏi “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”. Thế là hắn vẫn hợm hĩnh, đánh đòn tâm lí ĐS “Thế ngươi không biết …hay sao?

- Hắn tỏ ra khiếp đảm trước đường khiên rắn rỏi, dứt khoát của đối phương “MTMX bước cao … cái chão cột trâu”. Hắn đâm bừa đối phương để tự vệ vì không còn làm chủ được bản thân mình nữa.

- Đăm Săm hiện lên với đầy đủ phẩm chất, vẻ đẹp của vị anh hùng trong chiến trận.

- Chàng nhường cho kẻ thù ra đòn trước. Khi đối thủ múa khiên, chàng thản nhiên đứng nhìn không chút sợ hãi, với một thái độ đầy tự tin và bản lĩnh “ĐS không nhúc nhích”

c. Chặng 3: Đăm Săn múa khiên

- Cách chàng múa khiên không chỉ đẹp mà còn rất hùng mạnh khiến cho kẻ thù càng lâm vào thế yếu ớt không thể chống cự, hoàn toàn bị động.

“ĐS rung khiên múa ... phía tây”

- Nghệ thuật phóng đại, tượng trưng, so sánh làm nổi bật sức mạnh của người anh hùng ĐS, vẻ đẹp và sức mạnh ấy sánh ngang với thiên nhiên, vũ trụ.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn, tập 1 – trang 36)

Câu nói của dân làng:

- Không đi sao được! Tù trưởng của chúng tôi đã chết, lúa của chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?

- Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa!

Hành động:

- Dân làng: Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Bà con xem, thế là Đăm Săn nay càng thêm giàu có,… Tôi tớ mang của nải về như ong đi chuyển nước,…

- Tôi tớ của Đăm Săn: Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế! Rõ ràng là tù trưởng Đăm Săn đang giàu lên, chiêng lắm la nhiều.

Điều này thể hiện tình cảm yêu mến sâu sắc của dân làng với tù trưởng, ca ngợi chiến thắng của tù trường Đăm Săn.

Cuộc chiến đấu giữa hai tù trưởng Đăm Săn và Mtao – Mxay không phải là một cuộc chiến tranh cướp bóc, tàn sát những con người vô tội. Cuộc chiến này thể hiện sức mạnh của người anh hùng và cuộc chiến mang tính thống nhất các thị tộc – bộ lạc trong cộng đồng. Vì vậy khi tù trưởng Đăm Săn chiến thắng Mtao – Mxay, tôi tớ của Mtao – Mxay rất tuân thủ và đi theo Đăm Săn không hề phản kháng, đồng thời tôi tớ của cả hai buôn làng còn vui mừng, phấn khởi vì buôn làng ngày càng đông đúc và giàu có.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn, tập 1 – trang 36)

- Sức mạnh và vẻ đẹp của Đăm Săn trong ngày ăn mừng chiến thắng được miêu tả bằng cái nhìn đầy ngưỡng mộ của nhân dân. Đó là cái nhìn từ bên dưới nhìn lên thể hiện sự sùng kính, tự hào. Đó là vẻ đẹp của cộng đồng, sức mạnh của cộng đồng.

+ Giữa đám đông, Đăm Săn nổi bật với mái tóc dài, uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán.

+ Vẻ đẹp của anh hùng còn được mô tả trong sự ngợi ca, khâm phục của cả buôn: Ngực quấn chéo tấm mền chiến, đôi mắt long lanh tràn đầy sức trai, tiếng tăm lẫy lừng.

+ Hình dáng: Bắp chân to bằng cây xà ngang…

- Tác giả sử dụng nghệ thuật phóng đại để mô tả vẻ đẹp của Đăm Săn. Đó chính là vẻ đẹp thô sơ, hoang dã là sức mạh của người Ê Đê.

Giọng văn trang trọng, hào hùng đã làm nổi bật vẻ đẹp của Đăm Săn, vị anh hùng đại diện cho cộng đồng thị tộc.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn, tập 1 – trang 36)

- Hình ảnh so sánh tạo sự tương phản giữa Đăm Săn và Mtao – Mxay:

+ Thế là Mtao – Mxay phải ra đi. Bà con xem, khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tợn như một vị thần,...

+ Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh.... Còn Mtao – Mxay thì bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông....

- Hình ảnh so sánh làm nổi bật, cụ thể hóa vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn:

+ Chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc.

+ Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thêu thân, ùn ùn như kiến như mối.

à Các hình ảnh so sánh đều được so sánh với các hình ảnh thiên nhiên to lớn, vĩ đại. Điều đó cho thấy sự khẳng định, ca ngợi về sức mạnh, tài năng, tầm vóc của người tù trưởng Đăm Săn ngang tầm vũ trụ.

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc – đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

- Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh và phóng đại được sử dụng có hiệu quả cao là những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của sử thi.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Vai trò của nhân vật Ông Trời trong tác phẩm:

- Hình tượng Ông Trời: Thời đại sử thi là thời đại chuyển từ xã hội thần linh sang xã hội con người. Nên các dân tộc luôn có những vị thần bảo trợ. Ông trời là vị thần giúp đỡ và chỉ giúp đỡ cho những con người chiến đấu vì lợi ích cộng đồng. Con người không thể chiến thắng nếu không có sự giúp sức của thần linh. Bản thân Đăm Săn và Hơ Nhị cũng có nguồn gốc xuất thân thần linh.

- Song thần linh chỉ là cố vấn cho người anh hùng, còn quyết định vẫn là con người. Đăm Săn cũng có nguồn gốc thần linh, điều này cho thấy ở Đăm Săn còn hội tụ sức mạnh của cội nguồn. Như vậy người anh hùng tập trung mọi sức mạnh để làm nên chiến thắng.

 

Hy vọng Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 10 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (276)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy