ican
Soạn Văn 9
Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học (trang 99)

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7

Văn 9 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

* Dạng bài: Nghị luận về một đoạn trích (hoặc truyện ngắn) hoặc nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ).

* Cách làm:

a. Nghị luận về một đoạn trích (hoặc truyện ngắn):

- Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:

+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

+ Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

+ Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.

- Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

b. Nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ)

- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần:

+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).

+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,… của tác phẩm.

Đề 1. Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố).

Văn mẫu đề 1

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

2. Thân bài

* Giới thiệu về tiểu thuyết Tắt đèn, trích đoạn Tức nước vỡ bờ.

* Hoàn cảnh của chị Dậ:

- Cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn về vật chất:

+ Gia đình phải nhịn đói từ hôm qua.

+ Anh Dậu được thả về, bà lão hàng xóm phải cho bát gạo để nấu cháo cầm hơi.

- Cuộc sống bị áp bức, bóc lột, dồn ép đến bước đường cùng:

+ Không có tiền nộp sưu, chị Dậu phải bán con, bán chó.

+ Anh Dậu bị đánh đến “thập tử nhất sinh”.

* Vẻ đẹp của chị Dậu:

- Một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, hết lòng thương chồng thương con:

+ Chị lo lắng cho chồng.

+ Khi chồng được thả về, chị nấu cháo, quạt cho cháu nguội để chồng ăn.

+ Vì chồng mà chị dám chống cự, đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng.

- Một người phụ nữ tiềm tàng sức mạnh phản kháng:

+ Đối diện với cai lệ, ban đầu chị nài nỉ, van xin với mong muốn cai lệ và người nhà sẽ thương tình. Trước sự đểu giả, vô nhân tính của chúng, chị đành chống cự lại.

+ Chị đấu lí với cai lệ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”.

+ Đỉnh cao của sự phản kháng là màn đấu lực: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Với sức mạnh của người đàn bà lực điền, chị làm cho cai lệ và người nhà lí trưởng ngã chỏng quèo ra thềm…

3. Kết bài: Khẳng định chị Dậu tiêu biểu cho số phận và vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Đề 2: Số phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.

Văm mẫu đề 2

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Số phận và tính cách của nhân vật lão Hạc.

2. Thân bài

* Giới thiệu về hoàn cảnh của lão Hạc:

- Vợ mất sớm, con trai bỏ đi đồn điền cao su. à Lão sống cô độc một mình với cậu Vàng – kỉ vật mà con trai lão để lại.

- Lão đau ốm liên miên à mất việc à cuộc sống khó khăn, cùng quẫn.

* Số phận của lão Hạc: bất hạnh, bị đẩy đến bước đường cùng, phải tìm đến cái chết đớn đau, vật vã trong suốt 2 tiếng đồng hồ.

* Tính cách:

- Lão Hạc là một người hiền lành, chăm chỉ.

- Lão Hạc là người có trái tim nhân hậu, yêu thương động vât.

- Lão Hạc là một người cha hết lòng yêu thương con.

- Lão Hạc là một người nông dân giàu lòng tự trọng.

3. Kết bài

- Cảm thương cho số phận bị kịch của lão Hạc.

- Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc.

=> Lão Hạc tiêu biểu cho số phận và vẻ đẹp của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.

Đề 3: Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri.

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình đời trong chiếc lá.

2. Thân bài

* Khái quát nội dung của tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”

* Tình đời trong chiếc lá

- Chiếc lá trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” là một hình ảnh độc đáo, mang tính biểu tượng:

+ Chiếc lá gắn liền với vận mệnh – sự sống, cái chết của nhân vật Giôn-xi.

+ Chiếc lá là kiệt tác để đời của cụ Bơ-men. Kiệt tác ấy được vẽ trong một đêm mưa gió khủng khiếp, trên một cái cây cao. Cụ Bơ-men đã bất chấp tất cả, ngay cả sinh mạng của chính mình để vẽ nên kiệt tác để đời ấy.

+ Chiếc lá biểu tượng cho tình yêu thương giữa người với người. Cụ Bơ-men đổi lấy tính mạng của chính mình để cứu sống Giôn-xi; gieo hi vọng vào tâm hồn người trẻ.

+ Vượt qua đêm mưa bão, chiếc lá vẫn còn trên cây. Đó cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho ý chí, nghị lực của con người vượt lên khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Chính nhờ chiếc lá ấy mà Giôn-xi thức tỉnh. Cô khao khát được sống, khao khát được chữa trị khỏi bệnh…

3. Kết bài: Khẳng định tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác được tạo nên từ tình yêu thương, sự hi sinh, vị tha của con người với con người.

Đề 4: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go.

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Ta-go và tác phẩm “Mây và sóng”.

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.

2. Thân bài

- Vẻ đẹp mộng mơ:

+ Điểm nhìn: dưới ánh mắt trẻ thơ.

+ Thế giới hình ảnh gắn với thế giới tự nhiên: mây, sóng, vầng trăng bạc…

+ Vẻ đẹp của người mẹ: mẹ chính là vầng trăng, là bến bờ kì lạ của con.

- Ý nghĩa sâu xa:

+ Ngợi ca tình mẫu tử.

+ Suy ngẫm, triết lí: Cuộc đời có nhiều cám dỗ, muốn khước từ chúng phải có những điểm tựa vững vàng, một trong những điểm tựa ấy chính là tình mẫu tử; hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc ở ngay giữa cuộc đời, do mỗi con người tạo nên.

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

Đề 5: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.

Văn mẫu đề 5

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.

2. Thân bài

- Cuộc sống thiếu thốn, gian khổ ở vùng núi rừng Pác Bó (3 câu đầu):

+ Nơi ở, nếp sinh hoạt hàng ngày (Sáng ra bờ suối, tối vào hang)

+ Ăn uống (Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng)

+ Phương tiện tối thiểu để làm việc (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng)

- Vẻ đẹp tâm hồn của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

+ Chiến sĩ: lạc quan; ý chí và bản lĩnh vững vàng trước khó khăn, gian khổ; ung dung, tự tại.

+ Thi sĩ: một vị khách lâm tuyền.

3. Kết bài: Đánh giá chung thành công và nghệ thuật của bài thơ.

Đề 6: Trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ kết thúc bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.

Văn mẫu đề 6

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ “Ánh trăng”.

- Giới thiệu khổ thơ cuối bài của bài thơ: Những suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ Nguyễn Duy về con người, cuộc đời gửi gắm qua khổ thơ cuối.

2. Thân bài

-Trăng – tròn vành vạnh => Ẩn dụ => tròn đầy, trọn vẹn, thủy chung của thiên nhiên, quá khứ cho dù con người có đổi thay vô tình.

-Nghệ thuật đối lập “trăng tròn vành vạnh” với “người vô tình” => Nhà thơ đã khéo léo khi đặt vầng trăng tình nghĩa thủy chung bên lòng người đổi thay bạc bẽo.

-“Ánh trăng im phăng phắc” => Nghệ thuật nhân hóa gợi cái nhìn nghiệm khắc mà bao dung độ lượng của vầng trăng – người bạn tình nghĩa.

- Nhưng chính cái im lặng của vầng trăng đã đủ làm cho nhà thơ phải giật mình thức tỉnh: “đủ cho ta giật mình”.

- Giật mình là phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ nhận ra mình đã bạc bẽo, nông nổi, vô tình: là sự bừng tỉnh của nhân cách để trở về một lương tâm trong sạch tốt đẹp, giật mình để trở về chính mình của năm xưa.

- Ánh trăng như một tấm gương soi để người lính thấy được gương mặt thật của mình, để tìm thấy nét đẹp tinh khôi đã ngủ yên trong miền quên lãng.

- Qua đó Nguyễn Duy nhắc nhở chúng ta về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thủy chung.

3. Kết bài: Đánh giá chung về thành công trên cả phương diện nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ nói riêng/ bài thơ nói chung.

Đề 7: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

Văn mẫu đề 7

1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”.

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ cùng tên.

2. Thân bài

- Hình ảnh bếp lửa soi tỏ tình bà cháu ấm áp, nặng sâu.

- Hình ảnh bếp lửa soi sáng những thăng trầm, đổi thay trong lịch sử quê hương.

- Hình ảnh bếp lửa tỏa rạng những tình cảm, những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam trong chiến tranh.

- Hình ảnh bếp lửa là biểu tượng của sức sống, tình yêu thương và niềm tin.

- Bếp lửa là hình ảnh của quê hương – đất nước trong lòng người đi xa.

3. Kết bài: Khẳng định bếp lửa là hình ảnh trung tâm, giàu ý nghĩa biểu tượng.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (240)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy