ican
Soạn Văn 9
Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học (làm ở nhà) (trang 69)

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6

Văn 9 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6

(NGHỊ LUẬN VĂN HỌC)

* Dạng bài: Nghị luận về một đoạn trích (hoặc truyện ngắn).

* Cách làm:

- Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:

+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

+ Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

+ Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.

- Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

Đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng).

Văn mẫu đề 1

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ.

2. Thân bài

- Giải thích: Tình mẫu tử là gì? (Tình mẫu tử là tình cảm mẹ con).

- Giới thiệu về tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, vị trí đoạn trích “Tròng lòng mẹ”.

- Tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”:

+ Hoàn cảnh của bé Hồng: bất hạnh (mồ côi, mẹ phải đi tha phương cầu thực, Hồng sống bên cạnh những người thân cay nghiệt, độc ác như bà cô).

+ Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ:

  • Dù sống trong hoàn cảnh nào, Hồng vẫn luôn nghĩ về mẹ, luôn tìm kiếm thông tin về mẹ.
  • Trong tủi cực, cô đơn, Hồng vẫn luôn bảo vệ, yêu thương mẹ. Cậu bé không để những rắp tâm tanh bẩn của bà cô gieo rắc vào đầu mình những ý nghĩ hoài nghi, khinh miệt về mẹ của mình.
  • Hồng căm tức đến tột cùng những hủ tục đã đày đọa mẹ.
  • Khi gặp được mẹ, Hồng sung sướng đến cực điểm.

+ Tình cảm của mẹ dành cho bé Hồng:

  • Người mẹ trở về gặp con để được gần con, chăm sóc con sau khoảng thời gian dài xa cách.
  • Hành động: ôm, vuốt ve con…

=> Tình cảm thiêng liêng, sâu sắc.

- Về nghệ thuật:

+ Lựa chọn ngôi kể phù hợp: ngôi kể thứ nhất à chân thực, giàu cảm xúc.

+ Nghệ thuật miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật…

3. Kết bài

- Khẳng định lại tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”.

Đề 2: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?

Văn mẫu đề 2

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.

2. Thân bài

- Giải thích “chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân: tình yêu làng gắn với tình yêu quê hương, đất nước; yêu kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ.

- Sự chuyển biến bao trùm lên những người nông dân, đặc biệt là ông Hai:

+ Thể hiện qua những hành động, công việc của ông Hai và anh em đồng chí: đào hào, đắp ụ…

+ Mặc dù đã đi tản cư nhưng ông luôn muốn trở về làng, được cùng anh em đồng chí chiến đấu.

+ Ông luôn lắng nghe tin tức kháng chiến.

+ Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Việt gian, ông buồn tủi, xấu hổ với mọi người. Bị mụ chủ nhà đuổi đi, ông có ý nghĩ hay là quay về làng nhưng rồi ông lại gạt bỏ ngay vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Ông đã xác định dứt khoát, làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo Tây thì phải thù. Như vậy tình yêu lãng dẫu có tha thiết, mãnh liệt đến đâu, cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất nước.

- Sự chuyển biến trong những nhân vật phụ:

+ Những người phụ nữ đi tản cư: khinh bỉ cái giống Việt gian.

+ Thằng Húc: tuy còn nhỏ nhưng đã ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ.

+ Mụ chủ nhà: khi nghe tin làng chợ Dầu theo Việt gian, đuổi khéo gia đình ông Hai; nhưng khi nghe tin làng Dầu được cải chính, mụ lại vui vẻ, niềm nở.

- Về nghệ thuật:

+ Miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật qua độc thoại, độc thoại nội tâm.

+ Qua hành động…

3. Kết bài: Trân trọng, yêu quý tâm hồn của người nông dân trong kháng chiến – những con người mộc mạc, giản dị song tình yêu làng quê, yêu đất nước thật lớn lao.

Đề bài 3: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Văn mẫu đề 3

Đề bài 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm của gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Văn mẫu đề 4

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (275)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy