ican
Soạn Văn 9
Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh (trang 42)

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh siêu ngắn

Ngữ Văn 9: Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh lớp 9 chi tiết nhất, do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Ngữ Văn 9 tốt hơn

Ican

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 – VĂN THUYẾT MINH

I. DÀN Ý CHUNG

1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.

2. Thân bài: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,… của đối tượng.

3. Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.

II. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO

Đề 1: Cây lúa Việt Nam.

Văn mẫu đề 1

1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Cây lúa Việt Nam.

2. Thân bài:

- Lịch sử, nguồn gốc:

+ Vốn là những cây lúa hoang qua quá trình thuần dưỡng của con người đã trở thành cây lương thực quan trọng bậc nhất của con người.

+ Xuất hiện ở nước ta từ rất sớm (từ thời kì Hùng Vương đã có nghề trồng lúa).

- Đặc điểm:

+ Loài cây thân thảo, mọc với thân tròn, có nhiều mắt.

+ Thuộc loại rễ chùm, bám sâu vào đất để hút chất dinh dưỡng.

+ Lá: dài, mỏng, gây ngứa.

+ Hoa lúa: không có cánh, chỉ có những vảy nhỏ bọc lấy nhụy; hoa lúa sau khi thụ phấn sẽ biến thành quả.

- Phân loại: lúa nếp (nếp cái hoa vàng, nếp hương…), lúa tẻ (lúa tám thơm, lúa dự…).

- Các giai đoạn sinh trưởng, cách gieo trồng và chăm sóc:

+ Gieo mạ, cấy lúa…

+ Khi sinh trưởng: tát nước, làm cỏ, bón phân…

+ Lúa trổ đòng, chín.

+ Khi thu hoạch: gặt, cắt, đập, phơi…

- Vai trò, ý nghĩa:

+ Là cây lương thực quan trọng đối với cuộc sống con người.

+ Xuất khẩu gạo đem về ngoại tệ cho đất nước.

+ Đảm bảo an ninh lương thực.

+ Có thể chế biến nhiều món ăn, làm phong phú cho nền văn hóa ẩm thực Việt Nam: bún chả, phở, …

- Cây lúa trong văn hóa Việt Nam:

+ Cây lúa trong những câu chuyện dân gian.

+ Cây lúa trong ca dao, tục ngữ.

+ Hình ảnh bông lúa được in trang trọng trên quốc huy của Việt Nam…

3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm của bản thân đối với cây lúa: biết trân trọng, nâng niu cây lúa, hạt gạo…

Đề 2: Cây vải thiều ở quê em.

1. Mở bài

- Vải thiều là một đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam và thực sự đã để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng khách quốc tế…

2. Thân bài

- Giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ:

+ Nơi trồng: Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương – là vùng đất màu mỡ, thích hợp với cây vải thiều. Tuy có nhiều nơi trồng vải nhưng đây là nơi có thể trồng thứ vải thơm ngon nhất, đặc trưng của vải thiều.

- Giới thiệu một số đặc điểm của cây vải thiều:

+ Vải thiều là cây trồng cận nhiệt đới.

+ Cây vải thiều dễ trồng, không yêu cầu cao về kĩ thuật chăm sóc, khoảng 3 – 4 năm đã có thể cho quả.

+ Vải thiều là loại cây thân gỗ thường xanh, có thể cao tới 15-20 m ,các lá non mới mọc có màu đỏ đồng sáng, sau đó chuyển dần thành màu xanh lục khi đạt tới kích thước cực đại. Hoa nhỏ màu trắng ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng, mọc thành các chùy hoa dài tới 30 cm.

+ Quả nhỏ, vỏ sần, chín màu đỏ, hạt màu đen tuyền hoặc có thể không có hạt, cùi trắng dày ăn rất ngọt, hương vị thơm đặc biệt. Vải ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín vào tháng 6…

- Vai trò:

+ Vải thiều đã trở thành loại quả ngon ngọt quen thuộc đối với mọi người.

+ Cây vải thiều từ bao đời đã gắn bó thân thiết với đất và người Thanh Hà, đã trở thành nguồn thu nhập kinh tế chính cho người dân.

+ Cây vải thiều góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam với du khách quốc tế…

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của cây vải thiều đối với con người.

Đề 3: Một loại động vật hay vật nuôi ở quê em.

1. Mở bài: Giới thiệu về con trâu trong làng quê Việt Nam.

2. Thân bài:

- Giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm của con trâu:

+ Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

+ Lông màu xám, xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm.

- Con trâu trong sản xuất nông nghiệp:

+ Giúp người nông dân cày bừa.

+ Giúp người nông dân kéo xe.

- Con trâu là tài sản lớn của người nông dân: “Con trâu làm đầu cơ nghiệp”.

- Con trâu là người bạn của người nông dân, đặc biệt là trẻ thơ.

+ Ca dao có viết: “Trâu ơi ta bảo trâu này – Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta – Cấy cày là việc nông gia – Ta đây trâu đấy ai mà quản công”.

+ Trẻ thơ thường cưỡi trâu chơi đánh trận giả.

- Con trâu làm giàu đời sống tinh thần của người dân:

+ Tâm linh, lễ hội: lễ hội chọi trâu, đâm trâu.

+ Ca dao, tục ngữ: “Trâu buộc ghét trâu ăn”, “trâu chậm uống nước đục”, “yếu trâu còn hơn khỏe bò”…

+ Hội họa: đi vào trong các bức tranh Đông Hồ.

3. Kết bài:

- Đánh giá vai trò của con trâu: Dù ở thời đại nào đi chăng nữa, con trâu vẫn luôn là người bạn thân thiết của người dân Việt Nam.

- Nêu tình cảm của em dành cho loài trâu: yêu quý, trân trọng loài động vật này.

Đề 4: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em.

a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Hồ Hoàn Kiếm.

b. Thân bài:

- Giới thiệu vị trí, lịch sử, nguồn gốc của Hồ Hoàn Kiếm.

+ Vị trí: Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, thuộc quận Hoàn Kiếm.

+ Lịch sử, nguồn gốc: Vốn là một đoạn của dòng cũ sông Hồng để lại sau khi sông chuyển dòng, đã có đến vài nghìn tuổi.

- Giới thiệu về tên gọi, những đặc điểm nổi bật của Hồ Gươm:

+ Giới thiệu tên gọi của hồ qua các thời kì lịch sử: hồ Tả Vọng, hồ Thủy Lục, hồ Hoàn Kiếm – mới có từ thế kỉ XV, gắn với truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”.

+ Đặc điểm nổi bật: nước xanh bốn mùa.

- Giới thiệu quần thể di tích, kiến trúc gắn liền với Hồ Hoàn Kiếm:

+ Tháp Rùa.

+ Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Đài Nghiên, Tháp Bút.

- Giá trị văn hóa, lịch sử của Hồ Gươm:

+ Là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, chính trị của đất nước. Đặc biệt, đây chính là nơi tổ chức đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

+ Là nguồn cảm hứng cho nhiều văn nghệ sĩ.

+ Là điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước…

c. Kết bài: Bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với danh thắng Hồ Hoàn Kiếm.

 

Hy vọng Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh lớp 9 của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 9 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (358)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy