ican
Soạn Văn 9
Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) - Tuần 11

Văn 9 Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) - Tuần 11 : Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) - Tuần 11 giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

TỔNG KẾT TỪ VỰNG

I. TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 146)

- Từ tượng hình là những từ mô tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, hiện tượng.

- Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 146)

- Tên một số loài vật là từ tượng thanh: mèo, bò, tu hú, tắc kè, quạ,…

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 146)

- Các từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ diễn tả sinh động trạng thái của đám mây.

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 147)

STT

Biện pháp tu từ

Khái niệm

1

So sánh

Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác trên cơ sở quan hệ tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho ngôn ngữ.

2

Nhân hóa

Là dùng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người để gọi hoặc tả các đồ vật, con vật, cảnh vật.

3

Ẩn dụ

Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho ngôn ngữ.

4

Hoán dụ

Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm khắc sâu đặc điểm tiêu biểu của đối tượng được miêu tả.

5

Nói quá

Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm.

6

Nói giảm nói tránh

Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

7

Điệp ngữ

Là lặp lại một đơn vị từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng.

8

Chơi chữ

Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 147)

a. Phép ẩn dụ tu từ: hoa, cánh, lá, cây. Hoa và cánh được Nguyễn Du dùng để chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng; lá và cây dùng để chỉ gia đình Thúy Kiều và cuộc sống của họ. Ý cả câu: Thúy Kiều (hoa) bán mình để cứu gia đình (lá còn xanh cây).

b. Phép so sánh: so sánh tiếng đàn của Thúy Kiều ới tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa. Qua đó, Nguyễn Du đã khẳng định tài chơi đàn của Kiều.

c. – Biện pháp tu từ ẩn dụ:

+ Làn thu thủy: đôi mắt trong trẻo, long lanh như nước mùa thu.

+ Nét xuân sơn: nét mày tươi thắm như dáng núi mùa xuân.

- Biện pháp nói quá: “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”.

- Qua hai biện pháp tu từ, tác giả gợi được vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” và một thế giới tâm hồn phong phú, sâu sắc của Kiều.

d. Nói quá: gần nhau trong gang tấc nhưng lại cách trở “gấp mười quan san”. Qua đó, tác giả đã nhấn mạnh sự xa cách giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh.

e. Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ các từ gần âm “tài – tai” để khái quát thực trạng bất công, phi lí trong xã hội phong kiến: người tài thường bị vùi dập, hãm hại.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 147)

a. Trong hai câu thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp điệp ngữ “còn” và viện pháp chơi chữ “say sưa” – say sưa có thể hiểu là chàng trai uống rượu mà say, cũng có thể hiểu là chàng trai say đắm vì tình. Qua đó, chàng trai thể hiện tình cảm vừa kín đáo vừa mãnh liệt với cô gái.

b. Biện pháp tu từ nó quá: “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn/ Voi uống nước, nước sông phải cạn” được sử dụng để ca ngợi sức mạnh vô địch của nghĩa quân Tây Sơn.

c.

- Biện pháp tu từ so sánh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” và “Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ” đã khắc họa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi núi rừng Việt Bắc.

- Điệp từ lồng: “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” khắc họa sự hòa quyện của cảnh vật trong đểm trăng.

d. Biện pháp tu từ nhân hóa: “Trăng nhòm khe cửa ngắm thi gia” khắc họa hình ảnh thiên nhiên sống động. Trăng như một người bạn, một người tri kỉ với Bác Hồ.

e. Từ mặt trời thứ hai ẩn dụ để chỉ em bé. Với người mẹ, đứa con chính là nguồn sống, là động lực, người sức mạnh nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) - Tuần 11 do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (281)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy