ican
Soạn Văn 9
Tỏng kết về từ vựng (tiếp theo)

Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

Ican

TỔNG KẾT TỪ VỰNG

(Tiếp theo)

I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 135)

Cách thức phát triển từ vựng

Tăng thêm nghĩa cho từ ngữ

Tăng số lượng từ ngữ

Tạo thêm từ ngữ mới

Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

 

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 135)

- Phát triển từ vựng bằng hình thức phát triển nghĩa của từ ngữ: chân (bộ phận cơ thể con người) – chân mây, chân trời, …

- Phát triển từ vựng bằng hình thức tăng số lượng từ ngữ:

+ Tạo thêm từ ngữ mới: sách đỏ, công viên nước, …

+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: in-tơ-nét, bất hiếu, bất trung,…

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 135)

Nếu không có hình thức phát triển nghĩa của từ ngữ thì nói chung, mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa. Như vậy, số lượng từ ngữ sẽ tăng lên rất nhiều lần. Đây chỉ là một giả định, không xảy ra đối với bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới.

II. TỪ MƯỢN

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 135)

Từ mượn là những từ có nguồn gốc nước ngoài.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 135)

Nhận định đúng là nhận định c.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 135)

- Các từ như săm, lốp, xăng, phanh,… có 1 âm tiết, gần với các từ tiếng Việt. Đây là những từ đã được Việt hóa hoàn toàn.

- Các từ như a-xít, ti vi, ra-đi-ô,… có nhiều âm tiết, khác với các từ tiếng Việt. Đây là những từ chưa được Việt hóa hoàn toàn.

III. TỪ HÁN VIỆT

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 136)

- Từ Hán Việt là một bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 135)

- Quan niệm đúng: c.

IV. THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 13)

- Thuật ngữ là những từ biểu thị các khái niệm được dùng trong các ngành khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

- Biệt ngữ xã hội là những từ được dùng hạn chế trong phạm vi một nhóm xã hội nhất định.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 136)

* Vai trò của thuật ngữ:

- Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, trình độ dân trí ngày càng cao. Vì vậy, thuật ngữ giữ vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 136)

- Một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội: gậy (điểm một), ngỗng (hai điểm), phao (tài liệu),…

V. TRAU DỒI VỐN TỪ

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 136)

* Các hình thức trau dồi vốn từ:

- Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ ngữ và cách sử dụng từ ngữ.

- Rèn luyện để thường xuyên bổ sung từ mới cho vốn từ, làm cho vốn từ của mình ngày càng phong phú.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 136)

- Bác khoa toàn thư: sách tra cứu cung cấp đầy đủ những tri thức cơ bản về toàn bộ các ngành, các lĩnh vực trong xã hội.

- Bảo hộ mậu dịch: khuyến khích, bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.

- Dự thảo: thảo ra để bàn bạc và thông qua (động từ); bản thảo để đưa thông qua (danh từ).

- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu, thành lập theo sự thỏa thuận giữa hai nước có quan hệ ngoại giao.

- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.

- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật.

- Hậu duệ: con cháu của người đã chết.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 136)

a. béo bổ - béo bở

b. đẩy mạnh – mở rộng

c. đạm bạc – tệ bạc

d. tấp nập – tới tấp

Đánh giá (452)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy