ican
Soạn Văn 9
Nguyền kể chuyện trong văn bản tự sự

Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Văn 9 Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 192)

Học sinh tự đọc ngữ liệu trong sách giáo khoa.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 192)

a. Đoạn trích kể về phút chia tay giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư.

b. Người kể chuyện là người kể về các nhân vật và sự việc trên. Dấu hiệu cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện:

- Tác giả gọi tên nhân vật bằng tên gọi của chúng (gọi tên nhân vật theo nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác).

- Nếu là một trong ba nhân vật trên, ngôi kể phải là ngôi thứ nhất, một trong ba nhân vật phải xưng tôi để kể lại câu chuyện.

d. Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,… là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên.

e. Căn cứ:

- Chủ thể đứng ra kể câu chuyện.

- Đối tượng được miêu tả.

- Ngôi kể.

- Điểm nhìn và lời văn.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.

- Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 193)

Đọc đoạn trích trong SGK.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 194)

a. Người kể chuyện ở đây là chú bé Hồng, xưng “tôi”.

- Ưu điểm: Cho phép thể hiện sống động, sâu sắc những diễn biến cảm xúc, suy nghĩ của cậu bé khi gặp mẹ.

- Hạn chế:

+ Câu chuyện không được tái hiện một cách khái quát.

+ Lời kể trở nên đơn điệu.

b.

Ngay từ đầu cuộc gặp gỡ này, anh thanh niên đã giao hẹn với chúng tôi chỉ có 30 phút để nói chuyện. Bởi vậy, khi chuẩn bị đến giờ “ốp”, anh nói to:

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Thế rồi, anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở về liền, tay cầm một cái làn. Bác họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy, chắc rằng bác cũng tiếc vì chưa hoàn thành xong tác phẩm hội họa của mình, chưa khám phá được nhiều điều về chàng trai thú vị kia. Thấy vậy, tôi cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghề rồi thong thả tiến gần đến chỗ bác họa sĩ.

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh thanh niên vừa vào nhà, kêu lên. Để tôi khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho tôi. Chẳng biết phải làm gì, mặt tôi đỏ ửng lên, vội vã nhận lấy chiếc khăn rồi quay vội đi. Tôi cũng chẳng dám nhìn vào bác họa sĩ hay anh thanh niên, mặt cứ cúi gắm xuống đất. Thấy vậy, bác họa sĩ gửi lời chào anh thanh niên và không quên lời hứa:

- Tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Lúc này, tôi chỉ biết im lặng, chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải cái bắt tay. Tôi nhìn thẳng vào mắt anh rồi gửi lời chào tạm biệt:

- Chào anh.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (264)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy