ican
Soạn Văn 9
Làng

Soạn bài Làng

Văn 9 Soạn bài Làng: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Làng giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

LÀNG

- Kim Lân -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 174)

- Tình huống truyện bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai: Ởnơi tản cư ông Hai nhớ làng da diết thì nghe được tin đồn làng Dầu theo giặc.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 174)

* Tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:

a. Khi mới nghe tin

- Ông bàng hoàng, sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”.

- Thoạt đầu, ông còn không dám tin, nhưng rồi lời người phụ nữa tản cư nói nghe rành rọt quá khiến ông không thể không tin.

b. Trên đường về

- Ông xấu hổ cúi gằm mặt xuống mà đi.

- Từng lời nói của người phụ nữ tản cư như những nhát dao cứa vào gan ruột ông.

c. Về đến nhà

- Ông nằm vật ra giường, nước mặt giàn ra, ông thương con, thương những người dân làng Dầu vô tội.

- Ông kiểm điểm từng người trong óc, người chợ Dầu toàn là những người có tinh thần cả mà. Có đời nào lại làm điều nhục nhã ấy. Nhưng “không có lửa làm sao có khói”, ai người ta hơi đâu mà bịa tạc chuyện đấy.

d. Mấy hôm sau

- Ông chẳng dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà, một đám đông túm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng nói cười xa xa ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng ngta bàn tán về chuyện ấy. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông là ông lại lủi ra một góc nhà, nín thít: Thôi lại chuyện ấy rồi.

e. Khi nghe tin mụ chủ nhà đuổi gia đình ông

- Thoạt đầu ông có ý nghĩ hay là quay về làng nhưng rồi ông lại gạt bỏ ngay vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Ông đã xác định dứt khoát, làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo Tây thì phải thù. Như vậy tình yêu lãng dẫu có tha thiết, mãnh liệt đến đâu, cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất nước.

f. Khi tâm sự với con

- Cuộc trò chuyện của ông với đứa con xoay quanh 2 vấn đề, làng chợ Dầu và cách mạng. Thực chất của cuộc trò chuyện này là ông Hai tự minh oan cho mình, tự giãi bày lòng mình.

g. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin đồn được cải chính

- Khi nghe tin làng được cải chính, ông rất vui mừng, ông mua quà, chia sẻ cho các con như chia sẻ niềm vui của mình.

- Ông múa tay lên mà khoe với mọi người, nhà bị Tây đốt, làng bị Tây đốt. Mới nghe tưởng chừng vô lý nhưng đặt vào hoàn cảnh của ông Hai thì lại thật sự hợp lí bởi nhà bị đốt chứng tỏ làng ông không theo giặc, làng ông vẫn là làng kháng chiến.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 174)

- Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ là để vơi bớt nỗi buồn, để minh oan cho chính mình, giãi bày lòng mình.

- Qua cuộc trò chuyện, ta thấy ông Hai vẫn muốn khắc sâu trong con về cội nguồn, bản quán của mình; nhưng quan trọng hơn cả là tình yêu đất nước, tình yêu kháng chiến như lời thằng Húc nói: “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”.

- Ở ông Hai, tình yêu đất nước đã bao trùm lên tình yêu làng quê.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 174)

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân: Vốn là nhà văn cả đời đi về với chốn thuần hậu phong thủy, Kim Lân rất am hiểu tâm lí của người nông dân. Bởi vậy, diễn biến tâm trạng của ông Hai trong truyện ngắn “Làng” rất chân thực, sinh động.

- Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai:

+ Đối thoại (cuộc đối thoại giữa ông Hai với những người đi tản cư, bà Hai, thằng Húc…)

+ Độc thoại: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”…

+ Độc thoại nội tâm: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi rẻ rung đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…”.

=> Việc sử dụng cả ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm đã góp phần khắc họa rõ nét đời sống nội tâm của nhân vật ông Hai.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.

2. Giá trị nghệ thuật

Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 174)

* Chọn đoạn văn: “Nhìn lũ con, nước mắt ông lão cứ giàn ra … không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?”.

- Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm để miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai:

+ Độc thoại: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”…

+ Độc thoại nội tâm: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi rẻ rung đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…”, “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?...”.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 174)

- Viết về tình cảm với quê hương, đất nước là một đề tài rộng lớn, có rất nhiều tác phẩm cùng chủ đề: Quê hương (Tế Hanh), Ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, Quê nội (Võ Quảng), Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), các bài thơ Đường của Lí Bạch, Hạ Tri Chương, Hai cây phong (Ai-ma-tốp)...

- Nét riêng của truyện ngắn Làng trong việc thể hiện tình yêu quê hương:

+ Yêu quê đến mức say mê, tự hào, đi đâu, gặp ai cũng khoe làng quê mình.

+ Tình yêu làng quê được thể hiện trong hoàn cảnh thử thách khi đặt trong sự lựa chọn với tình yêu đất nước.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Làng do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (275)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy