ican
Soạn Văn 9
Kiểm ta tổng hợp cuối kì I (trang 221)

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối kì I

Văn 9 Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối kì I: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối kì I giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 225)

A – Làng.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 225)

D – Niềm vui của ông Hai khi biết tin làng mình không phải là Việt gian.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 226)

C – Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 226)

D – Người kể giấu mình.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 226)

B – Khắc họa sinh động tính cách nhân vật.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 226)

D – Thể hiện được niềm vui sướng vô bờ của ông Hai.

Câu 7 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 226)

A – Đối thoại.

Câu 8 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 227)

A – Bác Thứ chưa nghe hết câu chuyện của ông Hai.

Câu 9 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 227)

C – Bác Thứ, nó, tôi, bác (ạ), ông ấy, chúng tôi.

Câu 10 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 227)

A – Thầy, bực cửa, (chẳng có gì) sất.

Câu 11 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 227)

D – Có đủ bốn loại câu: trần thuật, nghi vấn, cảm thán và cầu khiến.

Câu 12 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 228)

D – Câu đầu dùng để gọi, câu sau dùng để chào.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 228)

Chiếc xe trở khách lên Lai Châu. Bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trò truyện với nhau về Sa Pa, hội họa, hạnh phúc, tình yêu. Chiếc xe dừng lại để lấy nước cho hành khách nghỉ ngơi, bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ và cô gái về một người cô độc nhất thế gian. Đó là anh thanh niên 27 tuổi làm công tác vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m. Anh mời 2 người lên nhà chơi, sau đó nói chuyện khoảng 30 phút. Anh kể chuyện mình sống và làm việc tại đây. Trong câu chuyện, anh thể hiện rất yêu quý và gắn bó với công việc của mình. Anh còn thích đọc sách, nuôi gà, trồng hoa… Nơi anh ở ngăn nắp gọn gàng. Nói chuyện với anh, ông họa sĩ muốn vẽ tranh về anh nhưng anh đã giới thiệu với ông về ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét - những người cũng giống như anh, say mê làm việc, cống hiến tuổi trẻ, trí tuệ, hạnh phúc cá nhân cho đất nước. Cô kĩ sư sau khi nói chuyện với anh đã nhận thấy mối tình đầu nhạt nhẽo mà mình từ bỏ là đúng đắn và yên tâm với quyết định nhận công tác miền núi. Sau 30 phút nói chuyện, anh thanh niên đến giờ ốp và phải chia tay với mọi người trong bịn rịn và lưu luyến. Anh không quên tặng hai người 1 làn trứng, tặng cô gái một bó hoa đẹp.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 228)

* Viết bài thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

a. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

b. Thân bài

- Nguồn gốc, xuất xứ: Truyện Kiều mượn cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng nhà thơ đã gia công sáng tạo để tác phẩm thực sự là đỉnh cao nghệ thuật của văn học cổ điển Việt Nam, là tác phẩm nổi danh thế giới.

- Giá trị hiện thực của Truyện Kiều:

+ Phản ánh hiện thực xã hội đương thời đầy bất công, tàn bạo nơi đồng tiền tác oai tác quái.

+ Thể hiện số phận bi thảm của những con người bất hạnh, nhất là người phụ nữ.

- Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều:

+ Thương xót, cảm thông cho nỗi khổ đau của con người bị xã hội đày đoạ, vùi dập.

+ Trân trọng, đề cao vẻ đẹp, tài năng, phẩm chất và những khát vọng chân chính của con người.

+ Tố cáo các thế lực tàn bạo trà đạp con người.

- Thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của Truyện Kiều:

+ Thành tựu về ngôn ngữ: với Truyện Kiều, tiếng Việt đã thể hiện sức sống và khả năng biểu đạt vô cùng đa dạng, tinh tế, đủ sức diễn tả mọi cung bậc cảm xúc của con người. Nhà thơ đã có sự sáng tạo khi sử dụng kết hợp thứ ngôn ngữ hàn lâm, bác học (các từ Hán Việt với những điển cố, điển tích, những hình ảnh, thi liệu của thơ ca cổ điển phương Đông...) với ngôn ngữ của người bình dân (thành ngữ, tục ngữ, lối so sánh, ví von, các cách diễn đạt, hệ thống các từ ngữ gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động).

+ Thành tựu về thể loại: với Truyện Kiều, thể loại truyện thơ Nôm cùng với thể thơ lục bát đạt đến trình độ đỉnh cao.

+ Thành tựu về nghệ thuật tự sự: trong đó nổi bật là nghệ thuật tả cảnh, tả người và nghệ thuật khắc hoạ tính cách, tâm trạng nhân vật.

c. Kết bài: Khẳng định sức sống lâu bền của Truyện Kiều trong dòng chảy văn chương, nghệ thuật.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối kì I do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (315)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy