ican
Soạn Văn 9
Đoàn thuyền đánh cá

Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá

Văn 9 Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

- Huy Cận -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 142)

- Bố cục của bài thơ:

+ Hai khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

+ Bốn khổ giữa: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.

+ Còn lại: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.

- Thời gian: từ đêm hôm trước đến rạng sáng ngày hôm sau.

- Không gian: bao la, rộng lớn với biển rộng, bầu trời, trăng, gió.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 142)

- Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong một đẹp và thơ mộng. Không phải biển đêm tối đen mà là một cảnh biển đêm sáng đẹp lung linh với ánh sáng trăng sao, ánh sáng của những loài cá “Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”. Không chỉ có mặt trời rực sáng cả bài thơ mà còn có cả trăng, sao, gió mây: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng”.

- Để làm nổi bật vẻ đẹp, sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ, Huy Cận đã sử dụng biện pháp điệp ngữ “câu hát” và biện pháp nhân hóa “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Câu hát mạnh như gió khơi và đoàn thuyền chạy nhanh như mặt trời là những liên tưởng độc đạo khắc họa niềm vui, niềm lạc quan của người dân chài lưới trong hành trình chinh phục biển khơi.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 142)

- Bài thơ có nhiều hình ảnh tráng lệ, dệt nên một bức tranh sơn mài lóng lánh với cá song lấp lánh đuốc đen hồng, rồi cái đuôi quẫy trăng vàng chóe, rồi chùm cá nặng vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông… Bức tranh ấy kết thúc trong sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người:

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

- Hai câu đầu là tiếng hát lạc quan, say mê của con người vì kết quả bội thu “chùm cá nặng”. Hình ảnh con người thật khỏe khoắn, tràn đầy sức mạnh, làm chủ biển khơi, làm chủ đất nước. Sức mạnh của con người khiến cho con thuyền lướt nhanh như chạy đua cùng thiên nhiên, vũ trụ. Còn thiên nhiên thật rực rỡ và hàng triệu mặt trời con lấp lánh trong mắt cá.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 142)

- Cả bài thơ có bốn từ “hát”: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”, “Câu hát căng buồm với gió khơi”, “Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng”, “Ta hát bài ca gọi cá vào”. Tiếng hát thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của những người làm chủ biển khơi, khao khát chinh phục vũ trụ. Nhà thơ Huy Cận đã thay lời người lao động để viết nên khúc ca hào hùng này.

- Cách gieo vần khá đa dạng: khi hào hùng, khỏe khoắn trong sự đối lập của các vần trắc, bằng ở khổ 1 (lửa, cửa – khơi, khơi); khi thì ung dung, tự tin (lặng/ sáng – thoi, ơi!); khi thì bay bổng, lãng mạn (trăng, bằng, giăng).

- Nhịp thơ cũng rất sáng tạo: khi thì nhịp 4/3 (Đến dệt lưới ta/ đoàn cá ơi!), khi thì 2/2/3 (Ta hát/ bài ca/ gọi cá vào), khi thì 2/5 (Ta kéo/ xoăn tay chùm cá nặng).

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 142)

* Cái nhìn và cảm xúc của tác giả:

- Ca ngợi thiên nhiên và đất nước giàu đẹp.

- Ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh của con người lao động bình dị.

- Ca ngợi sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

2. Giá trị nghệ thuật

Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 142)

Khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên hòa hợp với bức tranh lao động của con người. Câu đầu là cảnh hoàng hôn đẹp rực rỡ và tráng lệ. Bằng nghệ thuật so sánh tài tình, hình ảnh mặt trời đỏ như một quả cầu lửa khổng lồ từ từ đi vào lòng biển khơi. Câu thơ thứ 2 sử dụng nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ đã cho thấy vũ trụ như một ngôi nhà lớn mà màn đêm như cánh cửa khổng lồ và những gợn sóng nhấp nhô như then cài cửa. Vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi là lúc con người hoạt động: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”. Người ngư dân đi đánh cá như đi trong chính ngôi nhà gần gũi thân thuộc của mình. Biển khơi không còn xa lạ, đáng sợ, bí hiểm nữa. Từ “lại” cho thấy đánh cá là công việc thường nhật của người ngư dân. Câu thơ “câu hát căng buồm…” là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, câu hát chính là niềm vui, sự phấn chấn, là khí thế lao động hăng say của người ngư dân lạc quan yêu nghề, yêu biển. Câu hát có sức mạnh làm căng buồm, con thuyền lướt nhanh ra khơi.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 142)

Học sinh học thuộc lòng các khổ thơ 3, 4, 5.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (210)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy