ican
Soạn Văn 9
Cố hương

Soạn bài Cố hương

Văn 9 Soạn bài Cố hương: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Cố hương giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

CỐ HƯƠNG

- Lỗ Tấn -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 218)

- Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1 (Từ “Tôi không quản… làm ăn sinh sống”): Nhân vật “tôi” trên đường về quê.

+ Phần 2 (“Tinh mơ sáng hôm sau … sạch trơn như quét”): Nhân vật “tôi” trong những ngày ở quê.

+ Phần 3 (Còn lại): Nhân vật “tôi” trên đường xa quê.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 218)

- Trong truyện của hai nhân vật chính: nhân vật “tôi” và nhân vật Nhuận Thổ; trong đó, nhân vật “tôi” là nhân vật trung tâm. Vì:

+ Hình tượng nhân vật Nhuận Thổ quả có vị trí quan trọng. Gần như mọi sự thay đổi ở làng quê đều tập trung ở nhân vật này. Do quan hệ đặc biệt trong quá khứ giữa Nhuận Thổ và “tôi”, chính sự thay đổi ấy là nhân tố tác dộng mạnh nhất đến tư tưởng tình cảm của “tôi”.

+ Tuy nhiên, nhân vật “tôi” là đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với toàn bộ hệ thống nhân vật. Từ đó toát lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 218)

* Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ:

 

Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ

Nhuận Thổ lúc còn nhỏ (20 năm trước)

Nhuận Thổ lúc đứng tuổi (lúc “tôi” trở về)

Hình dáng

Khuôn mặt tròn, nước da bánh mật.

Nước da vàng sạm, vết nhăn hằn sâu.

Động tác

Nhanh nhẹn.

Chậm chạp.

Giọng nói

Ngây thơ, hồn nhiên.

E dè, sợ sệt.

Thái độ đối với “tôi”

Chân tình, thân mật.

Xa cách.

Tính cách

Tự tin, giàu tình cảm.

Già nua, tự ti.

* Sự thay đổi của con người và cảnh vật nơi “cố hương”:

- Quang cảnh cố hương cũng như gia cảnh của "tôi" có nhiều đổi khác: nghèo khó, tiêu điều, xơ xác, hoang vắng, tàn tạ.

- Con người cố hương cũng thay đổi: qua các chân dung nhân vật Nhuận Thổ, thím Hai Dương, những người họ hàng của "tôi" ... Tất cả đều nghèo đi, khổ hơn, mất đi cả vẻ đẹp, sức sống trở nên bị động, sợ sệt, cam chịu, mê muội (Nhuận Thổ) hoặc bị tha hoá trở thành người xấu xí, tham lam, đanh đá, chua ngoa (thím Hai Dương).

* Thái độ và tình cảm của tác giả: đau xót, đau đớn đến bi đát.

* Vấn đề đặt ra: Đó là bức tranh xã hội và cuộc sống của người nông dân Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX. Tăm tối, bế tắc, bị bần cùng hoá.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 218)

- Đoạn a: Chủ yếu dùng phương thức tự sự kết hợp biểu cảm làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu.

- Đoạn b: Chủ yếu dùng phương thức miêu tả kết hợp với hồi ức và đối chiếu nhằm làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của Nhuận Thổ; qua đó, tác giả muốn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc.

- Đoạn c: Chủ yếu lập luận, tác giả thể hiện những suy nghĩ của mình về cuộc sống. Hình ảnh con đường khép lại câu chuyện mang ý nghĩa biểu tượng: đó là con đường đi đến tương lai, con đường giải phóng dân tộc khỏi bạc nhược, yếu hèn, nghèo đói, mê muội.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

2. Giá trị nghệ thuật

- Truyện sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu.

- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

- Lựa chọn ngôi kể thích hợp – ngôi thứ nhất.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 219)

Học sinh chọn một đoạn văn yêu thích trong tác phẩm để học thuộc.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 219)

 

Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ

Nhuận Thổ lúc còn nhỏ (20 năm trước)

Nhuận Thổ lúc đứng tuổi (lúc “tôi” trở về)

Hình dáng

Khuôn mặt tròn, nước da bánh mật.

Nước da vàng sạm, vết nhăn hằn sâu.

Động tác

Nhanh nhẹn.

Chậm chạp.

Giọng nói

Ngây thơ, hồn nhiên.

E dè, sợ sệt.

Thái độ đối với “tôi”

Chân tình, thân mật.

Xa cách.

Tính cách

Tự tin, giàu tình cảm.

Già nua, tự ti.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Cố hương do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (343)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy