ican
Soạn Văn 9
Chó sói và cừ trong thơ ngụ ngôn vủa La Phông-ten

Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten

Văn 9 Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG-TEN

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 41)

- Bố cục: 2 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu cho đến “tốt bụng như thế”): Hình tượng cừu trong thơ La Phông-ten.

+ Phần 2 (Còn lại): Hình tượng chó soi trong thơ La Phông-ten.

- Biện pháp lập luận giống nhau theo trình tự: dưới ngòi bút của La Phông-ten – dưới ngòi bút của Buy-phông - La Phông-ten.

- Cách triển khai khác nhau không lặp lại: Đoạn 1 dẫn chứng bằng thơ của La Phông-ten, đoạn 2 đi sâu vào mô tả đặc điểm đối tượng.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 41)

- Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu và loài chó sói căn cứ vào những đặc tính cơ bản của chúng. Những nhận xét ấy rất chính xác.

- Ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu vì không phải loài cừu mới có. Ông không nhắc đến “nỗi bất hạnh” của loài chó sói vì đây không phải là nét cơ bản của nó ở mọi lúc mọi nơi.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 41)

- Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài “Chó sói và cừu non”, nhà thơ La Phông-ten đã dựa vào một số đặc điểm vốn có của loài cừu như yếu đuối, hiền lành, nhút nhát…

- Sự sáng tạo ở chỗ nhà thơ đã nhân cách hóa con cừu.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 41)

- Hình tượng chó sói trong bài cụ thể “Chó sói và cừu non” không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác):

+ Đáng cười ở chỗ “nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hóa rồ”.

+ Đáng ghét ở chỗ nó “là một bạo chúa khát máu”, rất gian xảo, độc ác.

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Văn bản đã nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

2. Giá trị nghệ thuật

- Bố cục văn bản chặt chẽ, dẫn chứng sinh động.

- Sử dụng nghệ thuật so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông…

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (475)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy