ican
Ngữ Văn 9
Nghị luận trong văn bản tự sự

Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự

Ngữ văn 9, soạn bài Bài nghị luận trong văn bản tự sự ngắn gọn do đội ngũ giáo viên ICAN soạn thảo giúp học sinh nắm vững kiến thức, học môn Ngữ Văn 9 dễ dàng.

Ican

NGHỊ LUẬN TRONG VĂN TỰ SỰ

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 137)

Học sinh tự đọc đoạn trích.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 13)

a. Những câu, những chữ thể hiện tính chất nghị luận:

- Đoạn 1:

+Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…

+ Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.

- Đoạn 2:

+ Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều.

+ Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,/ Ghen tuông thì cũng người ta thường tình./ Nghĩ cho khi gác viết kinh,/ Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo./ Lòng riêng riêng những kính yêu,/ Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai./ Trót lòng gây việc chông gai,/ Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.

b.

- Đoạn 1:

+ Nêu vấn đề: Nếu ta không cố mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.

+ Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là một người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ vì thị đã quá khổ.

+) Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau.

+) Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa.

+) Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi buồn đau, lo lắng che mất.

+ Kết thúc vấn đề: Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.

- Đoạn 2:

+ Thúy Kiều: mỉa mai, đay nghiến: “Đàn bà dễ có mấy tay,/ Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!”, “Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”.

+ Hoạn Thư biện minh:

+) Nêu lên lẽ thường: “Rằng: Tôi chút phận đàn bà,/ Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”.

+) Kể công: “Nghĩ cho khi gác viết kinh,/ Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo”.

+) Tìm đồng minh để đỡ tội: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”.

+) Nhận tội, đề cao, tâng bốc Kiều: “Trót lòng gây việc chông gai,/ Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.

- Sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự để người nghe (người đọc) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, hoặc nhằm thuyết phục người nghe (người đọc) về một vấn đề, tư tưởng, quan điểm nào đó.

- Các câu văn trong văn bản tự sự là câu ghép có cặp từ hô ứng: “nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…”.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 139)

Lời văn trong đoạn trích a là lời của nhân vật ông giáo đang thuyết phục mọi người hiểu rằng con người ta nếu không vượt lên hoàn cảnh, không có cái nhìn khách quan, không tìm để hiểu nhữn người xung quanh thì khi nhìn nhận, đánh giá sẽ rất phiến diện.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 139)

- Những nội dung lí lẽ của Hoạn Thư:

+ Tôi là đàn bà, nên ghen tuông là chuyện thường tình (nêu lẽ đời thường).

+ Tôi đã đối xử tốt với cô (Kiều) khi cho cô ra ở gác viết kinh và khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo cô (kể công).

+ Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung, chắc gì ai nhường cho ai (tìm đồng minh để đỡ tội).

+ Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây ra đau khổ cho cô, nên bây giờ chỉ còn trông mong ở lượng khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội, đề cao, tâng bốc Kiều).

Gợi ý soạn bài Bài nghị luận trong văn bản tự sự ngắn gọn do giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (326)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy