ican
Ngữ Văn 9
Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Soạn bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Văn 9 Soạn bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm “Chiếc lược ngà”.

- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm: Qua tình huống truyện độc đáo, nhà văn đã làm nổi bật tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu nặng giữa bé Thu và ông Sáu.

2. Thân bài

a. Tình cha sâu nặng

* Trong giây phút gặp lại con:

- Nôn nóng gặp con: xuồng chưa cập bến ông đã nhón chân nhảy thót lên bờ khiến chiếc xuồng tròng trành.

- Khi bé Thu không nhận cha, ông đau đớn như bị cắt đi 1 phần cơ thể: Hai tay buông thõng như bị gãy

* Trong 3 ngày phép:

- Ông chẳng dám đi đâu, chỉ ở nhà gần gũi, vỗ về con, mong con bé gọi 1 tiếng ba.

- Khi bé Thu hất cái trứng cá, không giữ được bình tĩnh, ông Sáu đã vung tay đánh vào mông nó. Nhưng người đọc vẫn hiểu được rằng đằng sau phút nóng giận ấy là trái tim tràn đầy tình yêu thương, là khao khát đến cháy lòng một cử chỉ, một câu nói yêu thương của con

* Ở khu căn cứ:

- Ông luôn ân hận vì đã trót đánh con.

- Ông rất vui sướng khi tìm được khúc ngà voi.

- Dồn tình thương con vào việc làm cây lược.

- Hàng ngày ông cẩn thận cưa từng răng lược.

- Tỉ mỉ khắc dòng chữ: “yêu nhớ tặng Thu, con của ba”.

- Hàng ngay ông mài sống lược lên tóc cho thêm bóng, thêm mượt.

- Chiếc lược chưa chải được mái tóc con nhưng đã làm dịu đi nỗi ân hận trong ông vì đã từng đánh con: “gỡ rối tâm trạng anh”.

- Chính tình thương con đã biến người chiến sĩ ấy trở thành một người nghệ nhân làm ra một sản phẩm duy nhất trong đời.

- Nhưng thật trớ trêu, chưa kịp trao lược cho con người cha ấy đã hi sinh.

- Nhưng hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được,không đủ sức trăng trối điều gì, ông thu hết tàn lực, đưa vào túi móc cây lược cho bác Ba nhờ bác chuyển hộ cho bé Thu.

=> Có thể nói đó là điều trăng trối không lời, nó thiêng liêng hơn cả một di chúc, bởi nó là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử.

b. Tình con thắm thiết

* Khi mới gặp: Khi mới gặp thấy ông Sáu nó hốt hoảng bỏ chạy, kêu thét gọi má.

* Trong 3 ngày phép:

- Ông Sáu càng gần gũi, vồ vập nó càng lảng tránh.

- Nhất định không gọi ông Sáu là ba.

- Nói trống không khi mời ăn cơm.

- Không nhờ ông chắt nước cơm mà tự mình làm lấy công việc quá sức đối với nó.

- Khi ông Sáu gắp cái trứng cá vào bát cơm cho Thu thì Thu hất trứng cá ra khỏi bát. Rồi vùng vằng bỏ sang nhà bà ngoại, trước khi xuống xuồng còn khua mạnh dây như thể hiện thái độ bực tức.

=>Thái độ của Thu: đáo để, ương ngạnh, thông minh. Thu không đáng trách vì em còn quá nhỏ không thể hiểu hết những éo le của cuộc chiến tranh đồng thời người lớn cũng không chuẩn bị tâm lý cho em đón những khả năng bất thường. Phản ứng gay gắt của Thu càng cho thấy tình yêu ba mãnh liệt bởi em chỉ tin chỉ nhận ba khi biết chắc đó là ba của mình.

* Khi bỏ sang nhà bà ngoại:

- Lí do Thu không nhận ba vì ông có vết sẹo không giống bức hình chụp chung với má Thu.

- Được bà giảng giải: vì ba đánh Tây nên mới có vết sẹo trên mặt, Thu ân hận, xen lẫn hối tiếc. Giờ đây em không chỉ yêu mà còn tự hào về ba của mình.

* Khi nhận ra ông Sáu là cha:

- Sáng hôm sau trong lúc mọi người không ngờ tới, ông Sáu hết hi vọng được con đón nhận thì bất ngờ Thu kêu thét lên gọi ba.

- Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé tan sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người.

- Thu ôm lấy cổ ba hôn ba cùng khắp, em dùng hai tay và cả hai chân để câu chặt lấy ba không cho ba đi.

- Chỉ đồng ý để ba đi với lời dặn, ba mua cho con cây lược.

- Tình yêu ba trong em bùng lên mãnh liệt.

=> Chứng kiến cảnh đó không ai cầm được nước mắt, còn “tôi” cảm thấy như có ai bóp chặt trái tim mình.

c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Xây dựng tình huống truyện.

- Lựa chọn ngôi kể và người kể phù hợp.

- Cốt truyện chặt chẽ…

3. Kết bài:

- Tư tưởng chủ đề của đoạn trích.

- Liên hệ tới tình cảm gia đình thời hiện đại.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (235)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy