ican
Ngữ Văn 9
Lục Vân Tiên gặp nạn

Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn

Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn siêu ngắn gọn do đội ngũ giáo viên ICAN soạn thảo giúp học sinh nắm vững kiến thức, học môn Ngữ Văn 9 dễ dàng.

Ican

LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN

- Nguyễn Đình Chiểu -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 121)

Chủ đề của đoạn trích: Sự đối lập thiện – ác của con người trong xã hội. Nhà thơ đã đứng về cái thiện để phê phán cái ác, thể hiện thái độ kính trọng và niềm tin đối với nhân dân lao động.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 121)

- Trong truyện Lục Vân Tiên, Trịnh Hâm là điển hình của người bạn xấu, là hiện thân của cái ác. Mặc dù Vân Tiên đã mù lòa nhưng Trịnh Hâm vẫn rắp tâm hãm hại: “Trịnh Hâm khi ấy rat ay,/ Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời”. Thế nhưng, hắn là một kẻ xảo quyệt “ném đá giấu tay”. Đẩy Vân Tiên xuống sông rồi hắn còn “giả tiếng kêu trời”. Thật là giả nhân giả nghĩa.

- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, mộc mạc; đặc biệt là sự đối lập trong hành động của Trịnh Hâm đã vạch rõ sự ác độc, xảo quyệt của Trịnh Hâm.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 121)

- Đối lập với cái ác là tấm lòng lương thiện của gia đình ông Ngư. Của chẳng có gì nhưng họ đã khẩn trương cứu giúp Vân Tiên: “Vừa ngay trời đã sáng ngày,/ Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ”. Rồi cả nhà tíu tít cứu chữa cho người bị nạn: “Hồi con vầy lửa một giờ,/ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày”. Bên cạnh đó, họ cũng không suy tính thiệt hơn, làm việc nghĩa với họ chỉ là làm việc nghĩa: “Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,/ Dốc lòng nhơn nghĩa, há chờ trả ơn”. Cuộc sống của họ là cuộc sống thanh bạch, phóng khoáng giữa trời đất: “Thuyền nan một chiếc ở đời/ Tắm mưa chải gió trong vời Hàn giang”.

- Tác giả cho thấy mình là yêu cuộc sống thoát khỏi vòng danh lợi, đắm mình vào thiên nhiên, một cuộc sống tự do, phóng khoáng. Bởi vậy, tác giả đã vẽ lên một bức tranh tươi đẹp với “ngày hứng gió”, “đêm chơi trăng”, “nghêu ngao nay chích mai đầm”…

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 121)

Quan niệm sống của lão Ngư: “Lòng lão chẳng mơ,/ Dốc lòng nhơn nghĩa, há chờ trả ơn”. Quan niệm nhân nghĩa của ông Ngư cũng giống như quan niệm của Lục Vân Tiên khi chàng đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. Chỉ có điều là, khi quan niệm ấy gắn với người lao động như ông Ngư thì lại càng sâu sắc vì đó chính là lí tưởng của nhân dân Nam Bộ cũng như nhân dân cả nước ta: “Kiến nghia bất vi vô dõng dã”.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Đoạn trích nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.

2. Giá trị nghệ thuật

- Đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt.

- Ngôn ngữ bình dị, dân dã.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 121)

Trong truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư trong đoạn trích này là ông Tiều, ông Quán, bà lão dệt vải trong rừng. Họ đều là những người lao động bình dị, chất phác, giàu tình thương. Qua đó, tác giả muốn ngợi ca phẩm chất cao đẹp của những người lao động.

Trên đây là gợi ý soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn siêu ngắn gọn do giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (478)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy