ican
Ngữ Văn 9
Kiển tra truyện trung đại

Soạn bài Kiểm tra truyện trung đại

Ngữ văn 9, soạn bài Ôn tập văn học trung đại việt nam lớp 9 khoa học, ngắn gọn do đội ngũ giáo viên ICAN soạn thảo giúp học sinh nắm vững kiến thức, học môn Ngữ Văn 10 dễ dàng.

Ican

KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 134)

TT

Tên văn bản (đoạn trích, tác phẩm)

Tác giả

Nội dung chủ yếu

Đặc sắc nghệ thuật

1

Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ

Phản ánh số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Thành công về nghệ thuật dựng truyện, các chi tiết tưởng tượng, kì ảo,…

2

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Phạm Đình Hổ

Khắc họa cuộc sống xa hoa, lãng phí của chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh.

Với thể loại tùy bút, tác giả vừa ghi chép những con người, sự việc cụ thể vừa bộc lộ được tình cảm, thái độ của mình.

3

Hoàng Lê nhất thống chí

Ngô gia văn phái

Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ với chiến thắng đại phá 29 vạn quân Thanh.

Lối văn trần thuật chân thực, sinh động, tôn trọng lịch sử.

4

Chị em Thúy Kiều

Nguyễn Du

Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: ước lệ tượng trưng, thủ pháp đòn bẩy, sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ,…

5

Cảnh ngày xuân

Nguyễn Du

Bức tranh thiên nhiên, mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.

Nghệ thuật tả ít gợi nhiều, sử dụng từ láy, bút pháp tả cảnh ngụ tình,…

6

Kiều ở lầu Ngưng Bích

Nguyễn Du

Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.

Bút pháp tả cảnh ngụ tình, lựa chọn từ ngữ tinh tế, đặc sắc,…

7

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu

Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nhân nghĩa; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.

Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gắn với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 134)

* Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và qua các trích đoạn “Truyện Kiều”:

- Vẻ đẹp:

+ Vũ Nương: đảm đang, hiếu thảo, thủy chung, giàu lòng vị tha.

+ Thúy Kiều: có hiếu với cha mẹ, thủy chung với người yêu, nhân hậu, vị tha, độ lượng; tài năng vượt trội: cầm, kì, thi, họa…

- Số phận bi kịch:

+ Vũ Nương: bị chồng nghi oan, đánh đuổi phải tìm đến cái chết để minh oan.

+ Thúy Kiều: phải bán mình chuộc cha, rời xa gia đình, gác bỏ mối tình đầu rơi vào đoạn đường 15 năm lưu lạc: “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 134)

* Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến:

- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: Thói ăn chơi xa đọa vô độ của chúa Trịnh và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại.

- Quang Trung đại phá quân Thanh: Bộ mặt bán nước hèn hạ của vua tôi Lê Chiêu Thống.

- Mã Giám Sinh mua Kiều: Bộ mặt giả dối, đê tiện của phường buôn thịt bán người Mã Giám Sinh.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 134)

- Quang Trung là một người anh hùng dân tộc với những phẩm chất tiêu biểu:

+ Quang Trung là một người có lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc sâu sắc. Do vậy, khi nghe tin quân Thanh đến Thăng Long, Quang Trung đã thân chinh cất quân ra Bắc dẹp giặc xâm lược.

+ Quang Trung là một người có tính cách quyết đoán, có cái nhìn chiến lược sáng suốt. Đồng thời, ông cũng là một người biết lắng nghe ý kiến của tướng sĩ.

+ Quang Trung là một vị tướng tài ba, có tài điều khiển binh lính, trù hoạch quân mưu, hiểu địch hiểu ta. Đặc biệt, ông cũng là một người tự tin, có tầm nhìn xa trông rộng khi hứa chắc chắn với binh lính: “hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng”…

- Lục Vân Tiên là một người anh hùng dũng cảm, hào hiệp, giàu lòng thương người:

+ Thái độ: Coi bọn cướp là hung đồ à Coi thường.

+ Hành động: Sẵn sàng chống trả bọn cướp, cho dù bọn cướp: “Truyền quân bốn phía bủa vây bịt bùng” nhưng Vân Tiên vẫn “tả đột hữu xông” và cuối cùng “dẹp tan lũ kiến bầy ong”>

- Lục Vân Tiên là một người lịch thiệp:

+ Khi Kiều Nguyệt Nga có ý định bước ra khỏi xe cảm tạ, Vân Tiên vội nói: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra/ Nàng là phận gái, ta là phận trai”. Sau khi hiểu được hoàn cảnh của Kiều Nguyệt Nga, Vân Tiên tỏ ý cảm thông.

+ Khi Kiều Nguyệt Nga ngỏ ý tạ ơn, Lục Vân Tiên thẳng thắn từ chối: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 134)

a. Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến sáng tác “Truyện Kiều”:

- Gia đình: có truyền thống văn học đã góp phần làm nên thiên tài văn học Nguyễn Du và giá trị nghệ thuật của “TruyệnKiều”.

- Thời đại lịch sử đầy biến động cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX là bức tranh xã hội sinh động được “khúc xạ” vào “Truyện Kiều” để làm nên giá trị hiện thực của tác phẩm.

- Cuộc đời phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, ở ẩn tại quê nhà đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Đó là những ngọn nguồn rất quan trọng để làm nên giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều”.

b. Kể tóm tắt “Truyện Kiều”:

- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước:

+ Giới thiệu Thuý Kiều, Thuý Vân, Vương Quan, Kim Trọng

+ Trong cuộc đi chơi xuân gặp Kim Trọng, hai người đính ước thề nguyền.

- Phần 2 : Gia biến và lưu lạc:

+ Gia đình mắc oan, Kiều bán mình chuộc cha và em rồi bị rơi vào lầu xanh lần 1.

+ Được Thúc sinh cứu, nàng làm vợ lẽ của Thúc Sinh nhưng bị Hoạn Thư hành hạ, phải tu ở Quan Âm các rồi rơi vào lầu xanh lần thứ 2. Lần này, nàng được Từ Hải cứu rồi báo ân báo oán.

+ Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến dẫn đến việc Từ Hải chết, Kiều nhảy xuống sông Tiền đường tự vẫn nhưng được cứu vớt.

- Phần 3: Đoàn tụ : Kim Trọng cất công đi tìm Thuý Kiều để nối lại duyên xưa.Nhờ gặp được sư Giác Duyên, Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 134)

* Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều:

- Chị em Thúy Kiều: Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du kh miêu tả vẻ đẹp tài sắc của chị em Thúy Kiều.

- Kiều ở lầu Ngưng Bích: Sự đồng cảm và xót thương sâu sắc trước cảnh ngộ của Kiều; ca ngợi tấm lòng thủy chung, nhân hậu, vị tha của Kiều.

- Mã Giám Sinh mua Kiều: Nỗi đau đớn, xót xa trước tình cảnh con người bị hạ thấp, bị chà đạp và bị khinh bỉ; phê phán phường buôn người bán thịt bất nhân, tàn bạo.

- Thúy Kiều báo ân báo oán: Đề cao tấm lòng nhân hậu của Kiều khi đền ơn Thúc Sinh và xử tội Hoạn Thư.

Câu 7 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 134)

* Thành công nghệ thuật của Truyện Kiều:

- Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên: bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật: đạt đến mức tinh tế, kết hợp hài hòa giữa miêu tả ngoại hình và nội tâm, chủ yếu miêu tả nội tâm qua cử chỉ, ý nghĩ, lời nói và qua cách miêu tả thiên nhiên.

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ có giá trị gợi hình, gợi cảm; trau chuốt mà vẫn nhuần nhị, tự nhiên.

Gợi ý soạn bài Ôn tập văn học trung đại việt nam lớp 9 khoa học, ngắn gọn do giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (373)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy