ican
Ngữ Văn 9
Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) siêu ngắn

Văn 9 Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) siêu ngắn: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) siêu ngắn giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

* ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

Câu a (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 65)

Đề bài

Vấn đề cần nghị luận

Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Nhân vật Vũ Nương.

Đề 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Cốt truyện truyện ngắn Làng

Đề 3: Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

Thân phận Thúy Kiều (đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều)

Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn Chiếc lược ngà

Câu b (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 65)

- Đề suy nghĩ: nêu ra quan điểm, suy nghĩ về vấn đề cần nghị luận, sau đó dựa vào các thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng tỏ những suy nghĩ của mình.

- Đề phân tích: bắt đầu bằng việc phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét, suy nghĩ của bản thân.

* CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

- Nét nổi bật nhất ở ông Hai là tình yêu làng thắm thiết, sâu nặng.

- Tình yêu làng, yêu nước ở ông Hai được bộc lộ trong tình huống nghe tin làng chợ Dầu theo Việt gian.

- Tình cảm ấy là tình cảm phổ biến ở những người nông dân trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Những chi tiết nghệ thuật chứng tỏ một cách sinh động, thú vị tình yêu làng và lòng yêu nước:

+ Tâm trạng: Ở nơi tản cư, ông lão vẫn luôn nhớ về làng chợ Dầu: “Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”…

+ Cử chỉ, hành động: Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Việt gian, trên đường trở về nhà, ông lão xấu hổ “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Thế nhưng khi nghe tin làng chợ Dầu được cải chính, ông lại múa tay lên mà khoe với mọi người, nhà bị Tây đốt, làng bị Tây đốt…

+ Lời nói: Tức quá, ông rít lên : “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm, mà đi làm cái giống Việt gian bán nước, để nhục nhã thế này”…

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.

- Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:

+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

+ Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

+ Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.

- Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 68)

* Mở bài: Đề tài người nông dân là mảnh đất màu mỡ, nhiều nhà văn đã cày xới và thu hoạch được những vụ mùa bội thu. Tiêu biểu phải kể đến Ngô Tất Tố, Kim Lân, Nguyễn Công Hoan,… và không thể không nhắc tới Nam Cao. Lão Hạc là truyện ngắn nổi tiếng của Nam Cao. Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện chân thực và cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý ở họ.

* Đoạn văn trong phần thân bài:

Lão Hạc là một người cha giàu tình yêu thương con. Lão luôn canh cánh trong lòng, tự thấy mình có lỗi với con vì không thể lo được hạnh phúc cho con mà để con quẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, suốt mấy năm trời chưa trở về. Lão ngày đêm thương nhớ, mong ngóng người con, dành toàn bộ tình yêu thương cho cậu Vàng – kỉ vật mà con trai lão để lại. Mọi hành động của lão đều hướng về con, từ việc ăn tằn tiện để không tiêu vào tiền của con cho đến việc bán cậu Vàng – người bạn thân thiết chia sẻ nỗi cô đơn với lão. Dù cực khổ, khó khăn, lão vẫn nhất quyết không bán mảnh vườn của con, vẫn gìn giữ thứ tài sản mà người vợ để lại cho con dẫu rằng phải đối diện với cái chết. Quả thật, lão Hạc là một người cha giàu lòng vị tha và đức hi sinh cao cả.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) siêu ngắn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (489)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy