ican
Ngữ Văn 9
Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Văn 9 Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

* ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

Câu a (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 80)

- Cấu tạo của các đề bài đã cho:

+ Kiểu đề có câu lệnh: phân tích, cảm nhận, suy nghĩ,… (Đề 1, 2, 3, 5, 6, 8). Kiểu đề không có câu lệnh (đề 4, 7).

+ Yêu cầu nghị luận: vấn đề cần nghị luận (nội dung, hình thức) và phạm vi nghị luận.

Câu b (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 80)

- Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu về đề bài như sau:

+ Từ phân tích chỉ định về phương pháp, chia đối tượng thành từng bộ phận, phương diện của vấn đề.

+ Từ cảm nhận lưu ý đến những ấn tượng, cảm thụ của người viết.

+ Từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài.

+ Trường hợp không có câu lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài.

* CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

- Bài thơ được sáng tác vào năm 1939, khi Tế Hanh 18 tuổi đang học Trung học tại Huế. Trong hoàn cảnh ấy, nhà thơ luôn hướng về quê hương của mình – làng chài ven biển có con sông Trà Bồng.

- Trong xa cách, nhà thơ nhớ về quê hương với nỗi nhớ da diết, cháy bỏng. Hình ảnh làng quê hiện lên mộc mạc, giản dị với công việc “làm nghề chài lưới”, qua cách nói của những người “ăn sóng nói gió” “cách biển nửa ngày sông”; với vẻ đẹp khỏe khoắn, tự tin, kiêu hãnh của dân trai tráng.

- Nhiều câu thơ gây ấn tượng sâu sắc với người đọc, đặc biệt là hình ảnh con thuyền: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã – Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” và hình ảnh cánh buồm: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng – Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

- Ngôn từ mộc mạc, giản dị; giọng điệu trong trẻo, ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha.

2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm

Câu a (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 83)

- Phần thân bài (từ “Nhà thơ đã viết về …” cho đến “… thành thực của Tế Hanh): Trình bày những cảm nhận, phân tích về tình yêu quê hương tha thiết, trong sáng, thơ mộng của nhà thơ qua bức tranh dân chài ra khơi và cảnh trở về bến cùng những hình ảnh đặc sắc thể hiện nỗi nhớ, tình thương của tác giả.

- Nhận xét về cách trình bày luận điểm, tổ chức liên kết giữa các phần trong văn bản:

+ Các luận điểm chính của phần thân bài:

  • Nhận định khái quát: Nhà thơ đã viết về quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.
  • Cảnh ra khơi đánh cá của trai làng một sớm mai đẹp như mơ.
  • Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập, no ấm, yên bình.
  • Hình ảnh người dân chài được khắc họa nổi bật giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn.
  • Những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.

- Giữa mở bài, thân bài và kết bài có mối liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức.

Câu b (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 83)

- Văn bản có tính thuyết phục, hấp dẫn:

+ Bố cục mạch lạc, sáng rõ.

+ Luận điểm được triển khai rõ ràng, từng luận điểm được chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong bài thơ.

+ Bài văn ngắn gọn, lời lẽ súc tích, thể hiện được rung động, đồng cảm của người viết trước vẻ đẹp và cảm xúc của bài thơ.

- Bài học: Cách tổ chức, triển khai luận điểm:

+ Bố cục mạch lạc, sáng rõ.

+ Các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,… của tác phẩm.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần:

+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).

+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,… của tác phẩm.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 84)

Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Hữu Thỉnh và tác phẩm “Sang thu”.

- Giới thiệu về khổ thơ đầu trong bài thơ Sang thu: Cảm nhận tinh tế trước tín hiệu thu về trong không gian gần và hẹp.

2. Thân bài

- Những tín hiệu giao mùa từ cuối hạ sang thu:

+ Hương ổi

+ Gió se

+ Sương

- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ:

+ Từ ngữ “bỗng”, thành phần tình thái “hình như”.

+ Cảm nhận qua nhiều giác quan: khứu giác, xúc giác, thị giác.

3. Kết bài:

- Đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt.

- Cảm nhận tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (428)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy