ican
Ngữ Văn 9
Các thành phần biệt lập

Soạn bài Các thành phần biệt lập

Văn 9 Soạn bài Các thành phần biệt lập: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Các thành phần biệt lập giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

* THÀNH PHẦN TÌNH THÁI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 18)

- Các từ ngữ in đậm trong những câu văn đã cho thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như sau:

+ Từ “chắc”: sự phỏng đoán của người kể chuyện với sự việc được nói đến trong câu ở mức độ tin cậy cao.

+ Từ “có lẽ”: sự phỏng đoán của người kể chuyện với sự việc được nói đến trong câu ở mức độ tin cậy thấp.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 18)

- Nếu không có những từ ngữ in đậm thì nghĩa sự việc của các câu đã cho không hề thay đổi. Vì các từ đó chỉ thêm vào để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu, không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

* THÀNH PHẦN CẢM THÁN

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 18)

- Các từ ngữ in đậm trong những câu văn đã cho không chỉ sự vật hay sự việc.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 18)

- Nhờ những từ ngữ đứng phía sau: “sao mà độ ấy vui thế”, “chỉ còn năm phút” mà người đọc có thể hiểu được lí do người nói kêu “ồ” hoặc “trời ơi”.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 18)

- Các từ ngữ in đậm dùng để bộc lộ tâm lí của người nói.

+ “Ồ”: niềm vui, sự sung sướng khi nhớ về những kỉ niệm bên anh em đồng chí.

+ “Trời ơi”: sự luyến tiếc khi sắp phải chia tay.

II. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 19)

a. Thành phần tình thái: “có lẽ”.

b. Thành phần cảm thán: “chao ôi”.

c. Thành phần tình thái: “hình như”.

d. Thành phần tình thái: “chả nhẽ”.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 19)

- Sắp xếp các từ ngữ theo trình tự tăng dần độ tin cậy: dường như/ hình như/ có vẻ như → có lẽ → chắc là → chắc hẳn → chắc chắn.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 19)

- Với từ “chắc chắn” người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra; với từ “hình như” người nói phải chịu trách nhiệm đó thấp nhất.

- Tác giả Nguyễn Quang Sáng dùng từ “chắc” là hợp lí bởi:

+ Tác giả không dùng từ “chắc chắn” bởi đây là dự đoán, suy nghĩ của nhân vật “tôi” – người kể chuyện, không phải của ông Sáu.

+ Tác giả không dùng từ “hình như” có độ tin cậy thấp, vì bác Ba là người bạn lâu năm của ông Sáu, phần nào có thể hiểu được tâm trạng của ông Sáu.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 19)

Gấp lại trang sách cuối cùng của tập truyện ngắn Nam Cao, tôi cứ rưng rưng, xúc động mãi khi nghĩ về hình ảnh người bà trong truyện “Một bữa no”. Tôi thương bà tất tả ngược xuôi kiếm “miếng cơm manh áo”. Thương bà vì một bữa ăn mà để người ta “cau mặt quát”, mà phải từ giã cuộc đời trong cô độc, trong đớn đau. Chao ôi, cuộc đời thật ngắn ngủi, thật bất công với những người lao động nghèo khổ như bà! Bởi người ta đâu có hiểu được lòng bà, đâu có biết cuộc sống khốn khổ của bà, người ta chỉ lấy nỗi đau khổ của bà để giữ gìn tài sản bằng cách đe dọa người ăn kẻ ở trong nhà: “Chúng mày xem đấy. Người ta đói đến đâu cũng không thể chết nhưng no một bữa là đủ chết. Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào!…”.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Các thành phần biệt lập do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (258)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy