ican
Giải SGK Vật lý 9
Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

QUAN HỆ GIỮA GÓC TỚI VÀ GÓC KHÚC XẠ

Vật Lý 9 bài quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ: giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

BÀI 41. QUAN HỆ GIỮA GÓC TỚI VÀ GÓC KHÚC XẠ

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới

+ Khi tia sáng đi từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và ngược lại.

+ Khi góc tới tăng (hoặc giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm) theo.

+ Khi góc tới bằng 0° thì góc khúc xạ cũng bằng 0°, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền thẳng qua hai môi trường.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Hiện tượng nâng và hạ ảnh do khúc xạ ánh sáng

Ảnh tạo bởi sự khúc xạ ánh sáng sẽ bị lệch khỏi vị trí thực tế.

+ Khi nhìn từ không khí vào nước: + Khi nhìn từ nước ra không khí:

ảnh dịch lại gần ảnh lùi ra xa

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu C1 (trang 111 SGK Vật Lí 9):

Chứng minh rằng đường nối các vị trí A, I, A’ trong hình 41.1 là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A đến mắt

Trả lời:

Đặt mắt ở phía cạnh cong của miếng thủy tinh, ta thấy chỉ có một vị trí quan sát được hình ảnh của đinh ghim A qua miếng thủy tinh. Điều đó chứng tỏ ánh sáng từ A phát ra, truyền đến khe hở I vào miếng thủy tinh rồi đến mắt. Khi chỉ nhìn thấy đinh ghim A’ có nghĩa là A’ đã che khuất I và A, do đó ánh sáng từ A phát ra không đến được mắt. Vậy đường nối các vị trí A, I, A’ là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A tới mắt.

Câu C2 (trang 111 SGK Vật Lí 9):

Nêu nhận xét về đường truyền của tia sáng từ không khí vào thủy tinh. Chỉ ra tia tới, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ.

Trả lời:

+ Tia sáng đi từ không khí vào thủy tinh, bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa không khí và thủy tinh.

+ AI là tia tới, IA’ là tia khúc xạ, góc NIA là góc tới, góc NTA’ là góc khúc xạ như hình vẽ.

Bài C3 (trang 112 SGK Vật Lí 9):

Trên hình 41.2 cho biết M là vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh viên sỏi nhỏ ở trong nước, A là vị trí thực của viên sỏi, B là vị trí ảnh của nó, PQ là mặt nước. Hãy vẽ đường truyền của tia sáng từ viên sỏi đến mắt.

Trả lời:

  • Nối B với M cắt PQ tại I.
  • Nối I với A ta có đường truyền của tia sáng từ A đến mắt.

Bài C4 (trang 112 SGK Vật Lí 9):

Ở hình 41.3, SI là tia tới. Tia khúc xạ của tia này trùng với một trong số các đường IH, IE, IG, IK. Hãy điền dấu mũi tên vảo tia khúc xa đó.

Trả lời:

IG là đường biểu diễn tia khúc xạ của tia tới SI nên dấu mũi tên đặt vào đường IG.

 

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 9 bài quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

 

Đánh giá (269)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy