ican
Giải SGK Toán 9
Bài 3: Phương trình bậc hai một ẩn

Phương trình bậc hai một ẩn

Giải bài tập sách giáo khoa phương trình bậc hai một ẩn toán học 9, toán 9 đại số lý thuyết trọng tâm giúp học sinh nắm vững kiến thức nhanh nhất

Ican

PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Định nghĩa

Phương trình bậc hai một ẩn là phương trình có dạng: ax2 + bx + c = 0. Trong đó x là ẩn số; a, b, c là những số cho trước gọi là các hệ số và a ≠ 0.

2. Giải phương trình với hai trường hợp đặc biệt

a) Trường hợp c = 0.

Khi đó phương trình có dạng: ax2 + bx = 0 ⇔ x(ax + b) = 0

Phương trình có nghiệm: x1 = 0; x2 = -b/a

b) Trường hợp b = 0

Khi đó phương trình có dạng: ax2 + c = 0 ⇔ x2 = -c/a

+ Nếu a, c cùng dấu thì -c/a < 0 ⇒ phương trình vô nghiệm.

+ Nếu a, c khác dấu thì -c/a > 0 ⇒ phương trình có hai nghiệm

II. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 11 (trang 42 SGK Toán 9 Tập 2):

a) \[5{{x}^{2}}+2x=4-2x\]

\(5{{x}^{2}}+2x=4-2x\Leftrightarrow 5{{x}^{2}}+2x-4+2x=0\Leftrightarrow 5{{x}^{2}}+4x-4=0.\)
Khi đó hệ số \[ a=5,b=4,c=-4. \] 

b) \[ \frac{3}{2}{{x}^{2}}+2x-7=3x+\frac{1}{2} \] 

Giải

\[ \frac{3}{2}{{x}^{2}}+2x-7=3x+\frac{1}{2}\Leftrightarrow \frac{3}{2}{{x}^{2}}+2x-7-3x-\frac{1}{2}=0\Leftrightarrow \frac{3}{2}{{x}^{2}}-x-\frac{15}{2}=0. \] 

Khi đó hệ số \[ a=\frac{3}{2},b=-1,c=-\frac{15}{2}. \] 

c) \[ 2{{x}^{2}}+x=\sqrt{3}=\sqrt{3}x+1 \] 

Giải

\[ 2{{x}^{2}}+x-\sqrt{3}=\sqrt{3}x+1\Leftrightarrow 2{{x}^{2}}+x-\sqrt{3}-\sqrt{3}x-1=0\Leftrightarrow 2{{x}^{2}}+\left( 1-\sqrt{3} \right)x-\sqrt{3}-1=0. \] 

Khi đó hệ số \[ a=2,b=1-\sqrt{3},c=-1-\sqrt{3}. \] 

d) \[ 2{{x}^{2}}+{{m}^{2}}=2\left( m-1 \right)x \] với m là tham số

Giải

\[ 2{{x}^{2}}+{{m}^{2}}=2\left( m-1 \right)x\Leftrightarrow 2{{x}^{2}}-2\left( m-1 \right)x+{{m}^{2}}=0. \] 

Khi đó hệ số \[ a=2,b=-2\left( m-1 \right),c={{m}^{2}}. \] 

Bài 12 (trang 42 SGK Toán 9 Tập 2):

a) \({{x}^{2}}-8=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}=8\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=2\sqrt{2} \\ & x=-2\sqrt{2} \\ \end{align} \right.. \)

Vậy phương trình có tập nghiệm là \[ S=\left\{ -2\sqrt{2};2\sqrt{2} \right\} \] .

b) \(5{{x}^{2}}-20=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}=4\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=2 \\ & x=-2 \\ \end{align} \right. \)

Vậy phương trình có tập nghiệm là \[ S=\left\{ -2;2 \right\}. \] 

c) \(0,4{{x}^{2}}-1=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}=2,5\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0,5 \\ & x=-0,5 \\ \end{align} \right.. \)

Vậy phương trình có tập nghiệm là \[ S=\left\{ -0,5;0,5 \right\}. \] 

d) \(2 x^{2}+\sqrt{2} x=0 \Leftrightarrow \sqrt{2} x(\sqrt{2} x+1)=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}\sqrt{2} x=0 \\ \sqrt{2} x+1=0\end{array} \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}x=0 \\ \sqrt{x}=-\frac{1}{2}\end{array} \Leftrightarrow x=0\right.\right.\)

Vậy phương trình có tập nghiệm là \[ S=\left\{ 0 \right\}. \] 

e) \(-0,4 x^{2}+1,2 x=0 \Leftrightarrow-0,4 x(x-3)=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}-0,4 x=0 \\ x-3=0\end{array} \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}x=0 \\ x=3\end{array} .\right.\right.\)

Vậy phương trình có tập nghiệm là \[ S=\left\{ 0;3 \right\}. \] 

Bài 13 (trang 43 SGK Toán 9 Tập 2):

a) \[ {{x}^{2}}+8x=-2 \] 

Cộng vế với vế của phương trình trên cho 16, ta được:

\[ {{x}^{2}}+8x+16=-2+16\Leftrightarrow {{\left( x+4 \right)}^{2}}=14. \] 

b) \[ {{x}^{2}}+2x=\frac{1}{3} \] 

Cộng vế với vế của phương trình trên cho 1, ta được:

\[ {{x}^{2}}+2x+1=\frac{1}{3}+1\Leftrightarrow {{\left( x+1 \right)}^{2}}=\frac{4}{3}. \] 

Bài 14 (trang 43 SGK Toán 9 Tập 2):

\[ 2{{x}^{2}}+5x+2=0\Leftrightarrow {{\left( \sqrt{2}x \right)}^{2}}+2.\sqrt{2}x.\frac{5}{\sqrt{2}}+{{\left( \frac{5}{\sqrt{2}} \right)}^{2}}-{{\left( \frac{5}{\sqrt{2}} \right)}^{2}}+2=0\Leftrightarrow {{\left( \sqrt{2}x \right)}^{2}}+2.\sqrt{2}x.\frac{5}{\sqrt{2}}+{{\left( \frac{5}{\sqrt{2}} \right)}^{2}}-\frac{21}{2}=0 \] 

\(\Leftrightarrow\left(\sqrt{2} x+\frac{5}{\sqrt{2}}\right)^{2}=\frac{21}{2} \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}\sqrt{2} x+\frac{5}{\sqrt{2}}=\frac{\sqrt{21}}{\sqrt{2}} \\ \sqrt{2} x+\frac{5}{\sqrt{2}}=-\frac{\sqrt{21}}{\sqrt{2}}\end{array} \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}x=\frac{\sqrt{21}-5}{2} \\ x=-\frac{\sqrt{21}+5}{2}\end{array}\right.\right.\)

Vậy phương trình có tập nghiệm là \[ S=\left\{ \frac{\sqrt{21}-5}{2};-\frac{\sqrt{21}+5}{2} \right\}. \] 

Gợi ý Giải bài tập sách giáo khoa phương trình bậc hai một ẩn toán học 9, toán 9 đại số lý thuyết trọng tâm giúp học sinh nắm vững kiến thức nhanh nhất

Đánh giá (459)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy