ican
Giải SGK Toán 9
Bài 1: Căn bậc hai

Căn bậc hai

Toán 9 Bài 1. Căn bậc hai: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa Bài 1. Căn bậc hai: giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

BÀI 1: CĂN BẬC HAI

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

Căn bậc hai số học

Với số dương \(a\), số \(\sqrt a \) được gọi là căn bậc hai số học của \(a\).

Số \(0\) cũng được gọi là căn bậc hai số học của \(0\).

+) \(\sqrt a  = x \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\{x^2} = a\end{array} \right.\)

+) So sánh hai căn bậc hai số học:

Với hai số \(a,b\) không âm ta có \(a < b \Leftrightarrow \sqrt a< \sqrt b \).

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1: Tìm căn bậc hai số học và so sánh hai căn bậc hai.

Phương pháp:

Sử dụng kiến thức với hai số \(a,b\) không âm ta có \(a < b \Leftrightarrow \sqrt a  < \sqrt b \).

Dạng 2: Tính giá trị của biểu thức chứa căn bậc hai

Phương pháp:

Sử dụng hằng đẳng thức \(\sqrt {{A^2}}  = \left| A \right| = \left\{ \begin{array}{l}\,\,\,\,A\,\,\,\,\,{\rm{khi}}\,\,\,A \ge 0\\ - A\,\,\,\,\,\,{\rm{khi}}\,\,\,A < 0\end{array} \right.\)

Dạng 3: Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai

Phương pháp:

- Đưa các biểu thức dưới dấu căn về hằng đẳng thức (thông thường là \({\left( {a + b} \right)^2} = {a^2} + 2ab + {b^2}\), \({\left( {a - b} \right)^2} = {a^2} - 2ab + {b^2}\))

- Sử dụng hằng đẳng thức \(\sqrt {{A^2}}  = \left| A \right| = \left\{ \begin{array}{l}\,\,\,\,A\,\,\,\,\,{\rm{khi}}\,\,\,A \ge 0\\ - A\,\,\,\,\,\,{\rm{khi}}\,\,\,A < 0\end{array} \right.\)

Dạng 4: Tìm điều kiện để biểu thức chứa căn bậc hai có nghĩa

Phương pháp:

Sử dụng kiến thức biểu thức \(\sqrt A \) có nghĩa khi và chỉ khi \(A \ge 0.\)

Dạng 5: Giải phương trình chứa căn bậc hai

Phương pháp:

Ta chú ý một số phép biến đổi tương đương liên quan đến căn thức bậc hai sau đây:

\(\sqrt A  = B \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}B \ge 0\\A = {B^2}\end{array} \right.\) ; \(\sqrt {{A^2}}  = B \Leftrightarrow \left| A \right| = B\)

\(\sqrt A  = \sqrt B  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A \ge 0\left( { \vee B \ge 0} \right)\\A = B\end{array} \right.\) ; \(\sqrt {{A^2}}  = \sqrt {{B^2}}  \Leftrightarrow \left| A \right| = \left| B \right| \Leftrightarrow A =  \pm B\)

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 6 SGK Toán 9 Tập 1):

Lời giải:

Ta có: \[\sqrt{121}\]= 11 vì 11 > 0 và 112 = 121 nên

Căn bậc hai số học của 121 là 11. Căn bậc hai của 121 là 11 và – 11.

Tương tự:

Căn bậc hai số học của 144 là 12. Căn bậc hai của 144 là 12 và -12.

Căn bậc hai số học của 169 là 13. Căn bậc hai của 169 là 13 và -13.

Căn bậc hai số học của 225 là 15. Căn bậc hai của 225 là 15 và -15.

Căn bậc hai số học của 256 là 16. Căn bậc hai của 256 là 16 và -16.

Căn bậc hai số học của 324 là 18. Căn bậc hai của 324 là 18 và -18.

Căn bậc hai số học của 361 là 19. Căn bậc hai của 361 là 19 và -19.

Căn bậc hai số học của 400 là 20. Căn bậc hai của 400 là 20 và -20.

Bài 2 (trang 6 SGK Toán 9 Tập 1):

Lời giải:

a) 2 = \[\sqrt{4}\]

Vì 4 > 3 nên \[\sqrt{4}\] > \[\sqrt{3}\] (định lí)

Vậy 2 > \[\sqrt{3}\]

b) 6 = \[\sqrt{36}\]

Vì 36 < 41 nên \[\sqrt{36}\] < \[\sqrt{41}\]

Vậy 6 < \[\sqrt{41}\]

c) 7 = \[\sqrt{49}\]

Vì 49 > 47 nên \[\sqrt{\text{49}}\] > \[\sqrt{47}\]

Vậy 7 > \[\sqrt{47}\]

Bài 3 (trang 6 SGK Toán 9 Tập 1):

Lời giải:

a) x2 = 2 => x1 = \[\sqrt{\text{2}}\] và x2 = -\[\sqrt{\text{2}}\]

Dùng máy tính bỏ túi ta tính được:

\[\sqrt{\text{2}}\]≈ 1,414213562

Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba là:

x1 = 1,414; x2 = - 1,414

b) x2 = 3 => x1 = \[\sqrt{\text{3}}\] và x2 = -\[\sqrt{\text{3}}\]

Dùng máy tính ta được:

\[\sqrt{\text{3}}\]≈ 1,732050907

Vậy x1 = 1,732; x2 = - 1,732

c) x2 = 3,5 => x1 = \[\sqrt{\text{3,5}}\] và x2 = -\[\sqrt{\text{3,5}}\]

Dùng máy tính ta được:

\[\sqrt{\text{3,5}}\]≈ 1,870828693

Vậy x1 = 1,871; x2 = - 1,871

d) x2 = 4,12 => x1 = \[\sqrt{\text{4,12}}\]và x2 = -\[\sqrt{\text{4,12}}\]

Dùng máy tính ta được:

\[\sqrt{\text{4,12}}\]≈ 2,029778313

Vậy x1 = 2,030 ; x2 = - 2,030

Bài 4 (trang 7 SGK Toán 9 Tập 1):

Lời giải:

Lưu ý: Vì x không âm (x ≥ 0) nên các căn thức trong bài đều xác định.

a) \[\sqrt{\text{x}}\]= 15

Vì x ≥ 0 nên bình phương hai vế ta được:

x = 152 ⇔ x = 225

Vậy x = 225

b) 2\[\sqrt{\text{x}}\] = 14 ⇔ \[\sqrt{\text{x}}\]= 7

Vì x ≥ 0 nên bình phương hai vế ta được:

x = 72 ⇔ x = 49

Vậy x = 49

c) \[\sqrt{\text{x}}\] < \[\sqrt{\text{2}}\]

Vì x ≥ 0 nên bình phương hai vế ta được: x < 2

Vậy 0 ≤ x < 2

d) \[\sqrt{\text{2x}}\]< 4

Vì x ≥ 0 nên bình phương hai vế ta được:

2x < 16 ⇔ x < 8

Vậy 0 ≤ x < 8

Bài 5 (trang 7 SGK Toán 9 Tập 1):

Lời giải:

Diện tích hình chữ nhật: SHCN = 3,5.14 = 49 (m2)

Gọi a (m) (a > 0) là độ dài của cạnh hình vuông. Suy ra diện tích hình vuông là

SHV = a2 = 49 (m2)

=> a = 7 (m)

Vậy cạnh hình vuông có độ dài là 7m.

 

Trên đây là gợi ý giải bài tập Toán 9 Bài 1. Căn bậc hai do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (401)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy