ican
Vật lý 8
Bài 4: Biểu diễn lực

Biểu diễn lực

Vật Lý 8 bài biểu diễn lực: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa biểu diễn lực: giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

BÀI 4. BIỂU DIỄN LỰC

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Khái niệm lực

Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật thay đổi chuyển động hoặc làm vật biến dạng.

2. Biểu diễn lực

  • Lực là một đại lượng vectơ.
  • Để biểu diễn vectơ lực người ta dùng một mũi tên có:
  • Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt của lực).
  • Phương và chiều là phương và chiều của lực.
  • Độ dài biểu diễn cường độ (đọ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước.
  • Vectơ lực được kí hiệu bằng chữ F có mũi tên ở trên: \(\vec{F}\). Cường độ của lực được kí hiệu bằng chữ F không có mũi tên ở trên: F.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

1. Xác định lực tác dụng vào lực qua hình vẽ theo tỉ lệ xích

  • Điểm đặt: Tại điểm lực tác dụng lên vật.
  • Phương, chiều: Theo hướng mũi tên biểu diễn của lực.
  • Độ lớn: F = (Số ô tỉ lệ độ lớn của lực) × (tỉ lệ xích tương ứng). (N)

2. Biểu diễn lực bằng hình vẽ

  • Điểm đặt: Tại điểm lực tác dụng lên vật.
  • Phương chiều: Vẽ mũi tên và đường thẳng theo hướng yêu cầu của đề bài.
  • Độ lớn: (Lấy độ lớn lực F) : (tỉ lệ xích) = Số ô tỉ lệ độ lớn của lực.

Lưu ý: Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên hướng xuống dưới và có độ lớn P = 10.m

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu C1 (trang 15 SGK Vật Lí 8): 

Hãy mô tả thí nghiệm trong hình 4.1, hiện tượng trong hình 4.2 và nêu tác dụng của lực trong từng trường hợp.

Trả lời:

  • Hình 4.1: Nam châm tác dụng lên thanh thép một lực hút làm xe chuyển động nhanh lên. Như vậy lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động (nhanh dần về phía nam châm).
  • Hình 4.2: Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng, ngược lại lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng. Như vậy lực có tác dụng làm vật bị biến dạng.

Câu C2 (trang 16 SGK Vật Lí 8):

Biểu diễn những lực sau đây:

  • Trọng lực của một vật có khối lượng 5 kg (tỉ xích 0,5 cm ứng với 10 N).
  • Lực kéo 15000 N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1 cm ứng với 5000 N).

Trả lời:

  • Trọng lực của một vật có khối lượng 5 kg (tỉ xích 0,5 cm ứng với 10 N).

  • Lực kéo 15000 N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1 cm ứng với 5000 N).

Câu C3 (trang 16 SGK Vật Lí 8):

Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình 4.4:

Trả lời:

Lực \({{\vec{F}}_{1}}\) : Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 20 N.

Lực \({{\vec{F}}_{2}}\): Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 30 N.

Lực \({{\vec{F}}_{3}}\): Phương hợp với phương nằm ngang một góc 30o, chiều xiên lên từ trái sang phải, độ lớn 30 N.

 

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 8 bài biểu diễn lực do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

 

Đánh giá (283)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy