ican
Soạn Văn 8
Tình thái từ

Soạn bài Tình thái từ

Ngữ Văn 8: Soạn bài Tình thái từ chi tiết nhất, do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Ngữ Văn 8 tốt hơn

Ican

TÌNH THÁI TỪ

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

- Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:

+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,…

+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,…

+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao,…

+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà,…

- Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…).

II. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 80)

- Ở ví dụ (a) giả sử bỏ từ à thì câu không còn là câu nghi vấn nữa.

- Ở ví dụ (b) giả sử không có từ đi thì câu không còn là câu cầu khiến nữa.

- Ở ví dụ (c) giả sử không có từ thay thì không tạo được câu cảm thán.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 80)

Ở ví dụ (d) từ biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép của người nói.

Câu hỏi phần II. Sử dụng tình thái từ

- “Bạn chưa về à?”: Dùng để hỏi, quan hệ: bạn bè, tuổi tác: bằng tuổi, tình cảm: thân mật.

- “Thầy mệt ạ?”: Dùng để hỏi, quan hệ: thầy trò, tuổi tác: kém tuổi hỏi hơn tuổi, tình cảm: kính trọng.

- “Bạn giúp tôi một tay nhé!”: Dùng để cầu khiến, quan hệ: bạn bè, tuổi tác: bằng tuổi, tình cảm: thân mật.

- “Bác giúp cháu một tay ạ!”: Dùng để cầu khiến, quan hệ: bác cháu, kém tuổi nhờ người hơn tuổi, tình cảm: kính trọng.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 81)

- Tình thái từ ở các câu: b, c, e, i.

- Không phải là tình thái từ ở câu: a, d, g, h, e

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 82,83)

Ý nghĩa của các tình thái từ:

a. chứ: biểu thị ý nghi vấn nhưng điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.

b. chứ: biểu thị sự khẳng định.

c. ư: biểu thị thái độ nghi ngờ.

d. nhỉ: bày tỏ sự băn khoăn.

e. nhé: dặn dò với thái độ thân mật, hi vọng.

g. vậy: chấp nhận một cách miễn cưỡng, không hài lòng.

h. cơ mà: động viên, thuyết phục.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 83)

Đặt câu:

- Con nghe lời mẹ mà.

- Hôm nay, em được điểm 10 toán đấy.

- Nó háu ăn thế chứ lị.

- Anh chỉ muốn tốt cho em thôi.

- Em muốn mua quyển sách kia cơ.

- Để em làm hết vậy.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 83)

- Học sinh với thầy, cô giáo: Thưa cô, hôm nay bài tập về nhà là gì ạ?

- Bạn nam với bạn nữ cùng tuổi: Ngày mai cậu chuyển trường nhỉ?

- Con với bố mẹ hoặc chú, bác, cô, dì: Hôm nay mấy giờ mẹ đi làm về ạ?

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 83)

+ Ha (như từ hả trong từ ngữ toàn dân): Chiếc váy này đẹp quá ha?

+ Nghen (nhé): Em ở nhà một mình nghen.

+ Há (nhỉ): Lạnh quá chú Năm há!

+ Mừ (mà): Má hứa với con rồi mừ!

+ Đa (nhỉ): Bữa nay coi bộ bà khó tính dữ đa.

 

Hy vọng Soạn bài Tình thái từ của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 8 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (485)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy