ican
Soạn Văn 8
Ôn dịch, thuốc lá

Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá

Văn 8 Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 121)

- Việc dùng dấu phẩy trong nhan đề để ngắt giọng, nhấn mạnh sắc thái biểu cảm, bộc lộ thái độ vừa căm tức, vừa ghê tởm của tác giả đối với thuốc lá.

- Không nên sửa thành “Ôn dịch thuốc lá” hay “Thuốc lá là một loại ôn dịch” được vì sẽ làm mất đi tính biểu cảm/ tính hàm súc của nhan đề.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 121)

- Tác giả trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo đã gây được ấn tượng cho người đọc về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người. Những người hút thuốc lá không thấy ngay, không thấy rõ tác hại bởi thuốc lá cứ từ từ “gặm nhấm” sức khỏe con người, đến một giai đoạn nào đó là vô phương cứu chữa.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 121)

Tác giả đặt giả định “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện của xã hội thể hiện sự am hiểu tâm lí của những người hút thuốc lá, là cách để mọi người tranh luận với những lời “chống chế” vốn đã thành thói quen của nhiều người trong xã hội. Từ thực tế đó để bác bỏ quan điểm sai trái, khẳng định tác hại của thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới người hút mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người hít phải, làm gương xấu cho thế hệ trẻ.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 121)

Tác giả đã đưa ra những số liệu so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này là để nhấn mạnh: nước ta còn nghèo nhưng số tiền chi vào việc hút thuốc lá tương đương với các nước phát triển trên thế giới. Điều đó cũng sẽ kéo theo nhiều cản trở, khó khăn trong phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người. Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó, cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch.

2. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

- Dẫn chứng cụ thể, chính xác.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 122)

- Những người thân, bạn bè em biết rất ít người sử dụng thuốc lá:

+ Một số người lớn (40 – 50 tuổi) sử dụng là để giải tỏa những căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Một số bạn bè (20 – 30 tuổi) sử dụng là vì lịch sự, xã giao, hay phải đi tiếp khách.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 122)

Bản tin của “Báo Sài Gòn tiếp thị” để lại cho em nhiều suy nghĩ. Vì sao con người đã biết có hại mà vẫn đâm đầu vào hút thuốc lá? Liệu tiền bạc, gia sản có thể mua lại được tính mạng của bản thân? Đánh đổi tuổi trẻ, sự sống của mình bằng thuốc lá thật ngu ngốc, chúng ta cần lựa chọn một lối sống lành mạnh để tận hưởng cuộc đời tươi đẹp cũng như tránh xa thuốc lá. Đừng để thuốc lá cướp đi sự sống mà cha mẹ đã ban tặng cho bạn.

 

Gợi ý Văn 8 Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (405)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy