ican
Soạn Văn 8
Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Ngữ Văn 8: Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản chi tiết nhất, do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Ngữ Văn 8 tốt hơn

Ican

LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

* TÁC DỤNG CỦA VIỆC LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 50)

- Hai đoạn văn đều viết về ngôi trường làng Mĩ Lí nhưng ở hai thời điểm miêu tả và phát biểu cảm nghĩ hoàn toàn khác nhau.

+ Đoạn văn thứ nhất tả cảnh sân trường làng Mĩ Lí trong ngày khai trường.

+ Đoạn văn thứ hai lại nêu tâm trạng, cảm nghĩ của nhân vật “tôi” khi có dịp ghé thăm trường Mĩ Lí trong thời gian trước đó.

- Ở hai đoạn văn này đã đánh đồng thời gian hiện tại với thời gian quá khứ, không sử dụng từ ngữ liên kết nên mối quan hệ giữa chúng rất lỏng lẻo khiến cho người đọc (người nghe) bị khó hiểu.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 50)

a. Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa về thời gian cho đoạn văn thứ hai.

b. Với cụm từ trước đó mấy hôm, tác giả Thanh Tịnh đã tạo liên tưởng cho người đọc tới đoạn văn trước đó. Từ phương tiện liên kết này, hai đoạn văn đã có sự liên kết chặt chẽ, liền mạch về ý nhằm làm nổi bật sự khác biệt của sân trường làng Mĩ Lí vào thời điểm mấy ngày hôm trước khi nhân vật “tôi” đi bẫy chim quyên với thằng Minh và thời điểm ngày hôm nay- ngày khai trường.

c. Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản:

- Việc liên kết đoạn văn trong văn bản góp phần bổ sung ý nghĩa cho đoạn văn có chứa phương tiện liên kết. Đồng thời, nó cũng làm cho văn bản trở nên liền mạch về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, giúp người viết trình bày vấn đề logic hơn, người nghe có thể lĩnh hội tri thức một cách thấu đáo.

* CÁCH LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 51)

CâuHướng dẫn trả lời
a

- Hai đoạn văn liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ.

- Các từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên: Bắt đầu, Sau… là.

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: trước hết, đầu tiên, trước tiên, thoạt đầu,… - tiếp đến, tiếp theo, sau nữa; một là, hai là, ba là,…

b

- Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn là quan hệ tương phản, đối lập.

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn: Lần ấy, Nhưng lần này.

- Các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập: nhưng, trái lại, song, tuy vậy, tuy nhiên, ngược lại, vậy mà, thế mà,…

c

- Từ đó thuộc từ loại chỉ từ, chỉ thời điểm buổi tựu trường đầu tiên.

- Trước đó là thời điểm trước buổi tựu trường đầu tiên.

- Các chỉ từ, đại từ có tác dụng liên kết đoạn văn: đó, đây, này, ấy, kia, nọ,…

d

- Mối quan hệ giữa hai đoạn văn: đoạn văn thứ nhất nêu ý cụ thể, đoạn văn sau nêu ý khái quát, tổng kết lại vấn đề.

- Từ ngữ liên kết trong đoạn văn là từ nói tóm lại.

- Các phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết, khái quát: tóm lại, nhìn chung, như vậy, nói tóm lại, tựu trung lại, có thể thấy rằng, có thể nói rằng, kết luận lại,…

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 53)

- Câu liên kết giữa hai đoạn văn là câu “Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!”.

- Câu trên có tác dụng liên kết vì nó khép lại ý của đoạn văn trước, chuyển sang ý ở đoạn văn sau.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.

- Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu sau đây để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn:

+ Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát,…

+ Dùng câu nối.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 53)

CâuPhương tiện liên kếtQuan hệ ý nghĩa
aNói như vậyQuan hệ suy luận- giải thích
bThế màQuan hệ ương phản- đối lập
c

Cũng

Tuy nhiên

Quan hệ nối tiếp, liệt kê

Quan hệ tương phản- đối lập

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 54)

CâuTừ ngữ/ câu văn thích hợp
aTừ đó
bNói tóm lại
cTuy nhiên
dThật khó trả lời.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 55)

* Mở đoạn: Giới thiệu ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

* Thân đoạn:

- Khéo léo trong việc tạo dựng tình huống truyện.

- Khéo léo trong việc xây dựng nhân vật: hành động, ngôn ngữ và nhất là diễn biến tâm lí vừa có sự thay đổi mau lẹ, vừa nhất quán trong tính cách từng nhân vật, có sự bất ngờ nhưng vẫn rất logic.

- Khéo léo trong kể chuyện kết hợp với miêu tả vô cùng linh hoạt, sống động: dẫn dắt mâu thuẫn lên đến cao trào; tăng kịch tính và tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Sự việc diễn biến nhanh, liên tục, các hành động dồn dập nhưng rất mạch lạc. Mỗi chi tiết đều được lựa chọn kĩ càng nên rất “đắt giá”.

- Khéo léo trong lựa chọn ngôn ngữ: lời kể mộc mạc, giản dị gần với ngôn ngữ đời sống.

* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề.

 

Hy vọng Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 8 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (478)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy