ican
Soạn Văn 8
Hai cây phong

Soạn bài Hai cây phong

Ngữ văn 8, soạn bài Hai cây phong, ngắn gọn do đội ngũ giáo viên ICAN soạn thảo giúp học sinh nắm vững kiến thức, học môn Ngữ Văn 10 dễ dàng.

Ican

HAI CÂY PHONG

- Ai - ma - tốp -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 100)

- Căn cứ vào đại từ nhân xưng người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) để phân biệt hai mạch kể:

+ Từ đầu… mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh: mạch kể xưng “tôi”

+ Từ năm học…sau chân trời xanh biêng biếc: mạch kể xưng “chúng tôi”

+ Đoạn còn lại: mạch kể trở về xưng “tôi”

- Trong mạch kể xưng “tôi”, tôi là người kể chuyện. “Tôi” tự giới thiệu mình là họa sĩ. Trong mạch kể xưng là “chúng tôi " vẫn là người kể chuyện nhưng lại nhân danh cả bọn con trai ngày trước đế kể. Người kể chuyện chính là một trong đám con trai thời đó. Trong hai mạch kể, mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn trong văn bản này.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 100)

- Có 2 đoạn kể về kỉ niệm của "chúng tôi":

+ Đoạn 1: kể về kỉ niệm về trò chơi tinh nghịch của bọn trẻ trước kì nghỉ hè năm cuối

+ Đoạn 2: mở ra những chân trời mới đẹp đẽ, bao la trước mắt bọn trẻ.

- Điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất chính là thế giới sinh động, nhiệm màu ở những vùng đất xa lạ chưa biết tới.

- Quang cảnh nơi có hai cây phong được miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa:

+ Hình ảnh hai cây phong: khổng lồ, nghiêng ngả, bóng mát rượi, cao ngang tầm cánh chim, tiếng lá xào xạc dịu hiền, cành cao ngất…

+ Quang cảnh: đất rộng bao la, dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ đục, dòng sông lấp lánh tận chân trời…

=> Bức tranh thiên nhiên qua lời kể có màu sắc, đường nét, sinh động… thông qua ngòi bút quan sát tài tình, miêu tả có hồn của tác giả.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 101)

- Trong mạch kể chuyện xưng “tôi” hình ảnh hai cây phong đóng vai trò là trung tâm, gợi lên nhiều ấn tượng và cảm xúc sâu sắc.

+ Hình ảnh hai cây phong gắn với chuỗi kỉ niệm học trò “tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”

+ Đặc biệt hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thần trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.

- Sự kết hợp tài tình giữa ngòi bút họa sĩ và thi sĩ đã tạo ra nét đẹp, sức cuốn hút diệu kì đối với hình ảnh hai cây phong:

+ Phác họa hình ảnh hai cây phong: sinh động khác thường, nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá…

+ Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng.

+ Trí tưởng tượng phong phú giúp người kể nghe được tiếng nói nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều sắc thái khác nhau của hai cây phong.

+ Sử dụng biện pháp nhân hóa để làm sống động thế giới của hai cây phong.

è Hai cây phong được miêu tả sống động, có hồn gây xúc động và tạo dư vị cho người đọc.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 101)

Học sinh có thể chọn một trong hai đoạn sau đây:

a. “Trong lòng tôi... ngọn lửa bốc cháy rừng rực”.

b. “Vào năm học cuối cùng... không gian bao la và ánh sáng” để học thuộc.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Trong đoạn trích truyện Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp, hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động. Người kể chuyện truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì đấy là hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.

2. Giá trị nghệ thuật

- Ngòi bút đậm chất hội họa.

- Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ.

Gợi ý soạn bài Hai cây phong khoa học, ngắn gọn do giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (328)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy