ican
Soạn Văn 8
Câu ghép

Soạn bài Câu ghép

Văn 8 Soạn bài Câu ghép: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Câu ghép giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

CÂU GHÉP

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1, 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 111)

(1) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

- Cụm C – V thứ nhất:

+ CN: tôi.

+ VN: quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

- Cụm C – V thứ hai:

+ CN: những cảm giác trong sáng ấy.

+ VN: nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

(2) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

- Cụm C – V:

+ Chủ ngữ: mẹ tôi.

+ Vị ngữ: âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

(3) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

- Cụm C – V thứ nhất:

+ CN: cảnh vật chung quanh tôi.

+ Vị ngữ: đều thay đổi.

- Cụm C – V thứ hai:

+ CN: lòng tôi.

+ VN: đnag có sự thay đổi lớn.

- Cụm C – V thứ ba:

+ CN: tôi.

+ VN: đi học.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 112)

Kiểu cấu tạo câu

Câu cụ thể

Câu có một cụm C – V

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Câu có hai hoặc nhiều cụm C – V

Cụm C – V nhỏ nằm trong cụm C – V lớn

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Các cụm C – V không bao chứa nhau

Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 112)

- Câu đơn:

+ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

- Câu ghép: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

* CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 112)

- Các câu ghép có trong đoạn văn:

+ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

=> Các vế của câu ghép nối với nhau bằng dấu phẩy và quan hệ từ “và”.

+ Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.

=> Các vế của câu ghép nối với nhau bằng dấu phẩy và quan hệ từ “và”.

+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

=> Các vế của câu ghép nối với nhau bằng dấu phẩy, quan hệ từ “vì” và dấu hai chấm.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 112)

- Có thể nối các vế của câu ghép bằng một cặp quan hệ từ:

+ Cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả: vì … nên, do … nên,…

+ Cặp quan hệ từ chỉ sự đối lập, tương phản: tuy … nhưng, mặc dù … nhưng,…

+ Cặp quan hệ từ chỉ sự tăng tiến: không những … mà còn, không chỉ … mà còn,…

- Có thế nối các vế của câu ghép bằng cặp từ hô ứng: đâu … đấy, này … kia, bao nhiêu … bấy nhiêu, càng … càng, vừa … đã,…

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Khái niệm

Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu.

2. Cách nối các vế câu ghép

- Có 2 cách nối các vế câu:

+ Dùng các từ ngữ có tác dụng nối. Cụ thể:

  • Nối bằng một quan hệ từ.
  • Nối bằng một cặp quan hệ từ.
  • Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).

+ Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy và dấu hai chấm.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 113)

a.

Câu ghép

Cách nối các vế câu ghép

U van Dần, u lạy Dần!

Dùng dấu phẩy.

Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ!

Dùng dấu phẩy.

Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không.

Dùng dấu phẩy.

Nếu dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.

Dùng dấu phẩy.

b.

Câu ghép

Cách nối các vế câu ghép

Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.

Dùng dấu phẩy.

Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

Dùng dấu phẩy.

c.

Câu ghép

Cách nối các vế câu ghép

Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay.

Dùng dấu hai chấm, dấu phẩy.

d.

Câu ghép

Cách nối các vế câu ghép

Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.

Nối với nhau bằng quan hệ từ “vì”.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 113)

a. Vì cô Cúc dạy rất hay nên tôi càng ngày càng thích học môn Văn.

b. Nếu trời mưa thì chúng tôi sẽ hủy chuyến đi tham quan vào tuần sau.

c. Tuy trời mưa to nhưng tôi vẫn đi học đúng giờ.

d. Bạn Thúy không những học giỏi mà bạn Thúy còn rất xinh đẹp.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 113)

a. Tôi càng ngày càng thích học môn Văn vì cô Cúc dạy rất hay.

b. Chúng tôi sẽ hủy chuyến đi tham quan vào tuần sau nếu trời mưa.

c. Tôi vẫn đi học đúng giờ mặc tuy trời mưa to.

d. Bạn Thúy không những xinh đẹp mà bạn Thúy còn học rất giỏi.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 114)

a. Mẹ vừa về, chúng tôi đã ùa nhau ra xin quà.

b. Tôi đi đâu, Cúc theo đến đấy.

c. Trời càng mưa to, nước sông càng dâng cao.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 114)

Trước đây, chúng ta sử dụng bao bì ni lông vì sự tiện lợi của nó. Nhưng thực tế đã chứng minh bao bì ni lông ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của con người. Bao bì ni lông chôn dưới đất làm cản trở sự phát triển của sinh vật, gây xói mòn đất – nguyên nhân dẫn đến lũ lụt, thiên tai. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải. Nếu con người sử dụng bao bì ni lông màu để đựng thức ăn, những kim loại có trong nó như chì, ca-đi-ni sẽ gây tác hại lên não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Còn nếu chúng ta đốt bao bì ni lông, các khí độc thải ra có thể gây ngộ độc, khó thở, thậm chí là gây các dị tật bẩm sinh đối với trẻ sơ sinh. Bởi vậy, ngay từ hôm nay, mỗi chúng ta hãy thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông. Hãy chỉ sử dụng bao bì ni lông khi thực sự cần thiết; hãy thay thế bao bì ni lông bằng những vật dụng thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.

 

Gợi ý Văn 8 Soạn bài Câu ghép do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (240)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy