ican
Hóa học 8
Bài 1: Chất – Hóa học 8

Chất

Hóa 8 bài Chất: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa bài Chất giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

CHẤT

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
I. Chất có ở đâu?

- Chất là những thứ tạo nên vật thể.

- Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất.

VD: cây cối, sách vở….

- Phân loại: + Vật thể tự nhiên (có sẵn trong tự nhiên): cây, đất đá, quả chuối…

+ Vật thể nhân tạo (do con người tạo ra): con dao, quyển vở…

II. Tính chất của chất:

- Mỗi chất đều có những tính chất nhất định (tính chất riêng).

- Tính chất của chất:

+ Tính chất vật lý: màu, mùi, vị, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, trạng thái…

+ Tính chất hóa học: sự biến đổi chất này thành chất khác (VD: khả năng phân hủy,…).

- Nhận biết bằng cách: quan sát; sử dụng dụng cụ đo; làm thí nghiệm.

III. Chất tinh khiết/ Hỗn hợp:

1. Hỗn hợp: gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau (VD: không khí, nước sông…).

- Tính chất: + Tính chất của hỗn hợp thay đổi.

+ Tính chất của mỗi chất trong hỗn hợp là không thay đổi.

- Tách chất ra khỏi hỗn hợp: dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất trong hỗn hợp.

+ Phương pháp hay dùng: lọc, đun, chiết, nam châm,…

2. Chất tinh khiết: là chất không lẫn với các chất khác và có tính chất nhất định (VD: nước cất…).

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

DẠNG 1. PHÂN BIỆT CHẤT VÀ VẬT THỂ:

PHƯƠNG PHÁP GIẢI

  • Cần nhớ 1 số khái niệm:

- Chất là những thứ tạo nên vật thể. Vật thể chia thành 2 loại:

+ Vật thể tự nhiên (có sẵn trong tự nhiên): cây, đất đá, quả chuối…

+ Vật thể nhân tạo (do con người tạo ra): con dao, quyển vở…

- VD: Cái thìa được làm bằng inox. inox là chất làm nên cái thìa.

Áo len được làm từ len. Len là chất làm nên cái áo len.

Ví dụ 1: Có các vật thể như sau: xe máy, máy bay, sông, con chó, lọ hoa, thước kẻ; đôi giày. Số vật thể nhân tạo là

A. 4 B. 2 C. 5 D. 3

Hướng dẫn giải

Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tao nên.

Các vật thể nhân tạo ở đây là: xe máy, máy bay, lọ hoa, thước kẻ; đôi giày

Đáp án D

Ví dụ 2: Mọi vật thể được tạo nên từ:

A. Chất liệu B. Vật chất. C. Vật liệu D. Chất

Hướng dẫn giải

Mọi vật thể được tạo nên từ chất.

Đáp án D

Ví dụ 3: Quan sát kỹ một chất có thể biết được:

A. Tính tan trong nước, khối lượng riêng. B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.

C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt. D. Trạng thái, màu sắc.

Hướng dẫn giải

Quan sát kỹ một chất có thể biết được trạng thái, màu sắc

Đáp án D

DẠNG 2. TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP

PHƯƠNG PHÁP GIẢI

  • Cần nhớ khái niệm: hỗn hợp, chất tinh khiết và 1 số phương pháp tách chất

- Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác (tạp chất). Mỗi chất tinh khiết có những tính chất vật lý và hóa học xác định.

- Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

- Để tách chất ra khỏi hỗn hợp ta có thể dựa sự khác nhau của tính chất vật lý của các chất có trong hỗn hợp

+ Phương pháp lọc: Dùng để tách các chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.

+ Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất ra khổi hỗn hợp lỏng không đồng nhất

+ Phương pháp cô cạn: Dùng để tách các chất tan rắn (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi hỗn hợp chất lỏng.

+ Phương pháp đông đặc: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nếu nhiệt độ đông đặc của chúng cách nhau lớn.

+ Phương pháp chưng cất phân đoạn: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nhờ vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi.

Ví dụ 1: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng phương pháp lọc là:

A. Đường và muối B. Bột than và bột sắt

C. Cát và muối D. Giấm và rượu

Hướng dẫn giải:

- Đáp án A. Đường và muối khi hòa vào trong nước đề tan => rất khó có thể lọc riêng 2 dung dịch ra với nhau.

- Đáp án B. Bột than và bột sắt cả 2 đều không tan trong nước => rất khó có thể lọc riêng được 2 bột ra.

- Đáp án C. Cát và muối hòa tan vào trong nước dư => thì muối tân còn cát không tan => lọc phần chất rắn không tan thu được cát. Dung dịch nước muối thu được ta đem chưng cất để làm bay hơi hết nước đi => thu được muối khan. Do vậy tách riêng được cát và muối.

Đáp án D. Không thể tách riêng giấm và rượu bằng phương pháp lọc được mà phải dung phương pháp chưng cất hoặc chiết.

  • Đáp án C

C. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 11 SGK Hoá học 8):

a) Nêu thí dụ về hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.

b) Vì sao nói được : ở đâu có vật thể, ở đó có chất ?

Hướng dẫn giải:

a) 2 vật thể tự nhiên: cây cam; nước uống, con gà…

2 vật thể nhân tạo: cài bàn, tủ, quần áo…

b) Nói “Ở đâu có vật thể, ở đó có chất” vì chất cấu tạo nên vật thể (cả vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo). Mà vật thể có ở mọi nơi nên chất cũng có ở mọi nơi.

Bài 2 (trang 11 SGK Hoá học 8):

Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng :

a) Nhôm ; b) Thủy tinh c) Chất dẻo.

Hướng dẫn giải:

a) Nhôm: ấm nhôm; chậu nhôm; xoong nhôm…

b) Thủy tinh: cốc; lọ hoa; mắt kính…

c) Chất dẻo: đệm; vỏ dây điện, thùng nhựa…

Bài 3 (trang 11 SGK Hoá học 8): 

Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất (những từ in nghiêng) trong những câu sau :

a) Cơ thể người có 63 – 68% về khối lượng là nước.

b) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.

c) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.

d) Áo may bằng sợi bông (95 – 98% là xenlulozơ) mặc thoáng mát hơn may bằng nilon (một thứ tơ tổng hợp).

e) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su,

Hướng dẫn giải:

a) Cơ thể người (vật thể) có 63 – 68% về khối lượng là nước (chất).

b) Than chì (chất ) là chất dùng làm lõi bút chì (vật thể).

c) Dây điện (vật thể) làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo (chất).

d) Áo may (vật thể) bằng sợi bông (95 – 98% là xenlulozơ) (chất) mặc thoáng mát hơn may bằng nilon (chất) (một thứ tơ tổng hợp).

e) Xe đạp (vật thể) được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su,(chất).

Bài 4 (trang 11 SGK Hoá học 8):

Hãy so sánh tính chất : màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy của các chất muối ăn, đường và than.

Hướng dẫn giải:

 

Màu

Vị

Tính tan trong nước

Tính cháy

Muối ăn

Trắng

Mặn

Tan

Không cháy

Đường

Nhiều màu: trắng, nâu…

Ngọt

Tan

Cháy

Than

Đen

Không vị

Không tan

Cháy

 

Bài 5 (trang 11 SGK Hoá học 8):

Chép vào vở những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ phù hợp :

“Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được…Dùng dụng cụ đo mới xác định được… của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải…
Hướng dẫn giải:

Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được (thể, màu…)Dùng dụng cụ đo mới xác định được (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng…) của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải (làm thí nghiệm…).

Bài 6 (trang 11 SGK Hoá học 8): Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là cacbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để có thể nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta.

Hướng dẫn giải:

Ta có thể làm như sau: Lấy 1 cốc đừng nước vôi trong, sau đó, cho hơi thở của ta sục qua dung dịch nước vôi. Khi quan sát, thấy cốc nước vôi vẩn đục, chứng tỏ trong hơi thở của ta có khí cacbonic.

Bài 7 (trang 11 SGK Hoá học 8):

a) Hãy kể hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.

b) Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn ?

Hướng dẫn giải:

a) + Giống nhau: đều là chất lỏng, không màu, không mùi và có thể hòa tan được các chất khoáng.

+ Khác nhau:

Nước cất

Nước khoáng

Là chất tinh khiết, có thể pha chế được thuốc tiêm.

Là hỗn hợp; chứa nhiều chất tan.

Bài 8 (trang 11 SGK Hoá học 8):

Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở – 183 oC. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí ?

Hướng dẫn giải:

Ta làm như sau: hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Do nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở – 183 oC. Sau đó, giảm nhiệt độ của không khí xuống đến -196 oC, nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi lỏng đến – 183 oC mới sôi, tách riêng được hai khí

 

Trên đây là gợi ý giải bài tập Hóa 8 bài Chất do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (411)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy