ican
Hóa học 8
Bài 43: Bài luyện tập 8 – Hóa học 8

Bài luyện tập 8

Bài luyện tập 8 Hóa 8 chương trình ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu giúp học sinh làm bài tập luyện tập 8 Hoá 8 dễ dàng hơn.

Ican

BÀI LUYỆN TẬP SỐ 8

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1) Độ tan

Độ tan của một chất trong nước (S) là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

- Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất là nhiệt độ (đối với độ tan của chất khí trong nước còn phụ thuộc vào áp suất)

2) Nồng độ dung dịch

a) Nồng độ phần trăm của dung dịch (C%) cho biết số gam chất tan chứa trong 100 gam dung dịch.

C% = \(\frac{mct}{mdd}\).100%

Trong đó:

  • C% là nồng độ phần trăm của dung dịch.
  • mct là khối lượng chất tan (gam)
  • mdd là khối lượng dung dịch (gam)

(mdung dịch = mdung môi + mchất tan)

b) Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch

CM = \(\frac{n}{V}\) (mol/l)

Trong đó:

  • n: số mol chất tan.
  • V: thể tích dung dịch.

3) Pha chế dung dịch

Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng

Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định

Ví dụ: Hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế 200gam dung dịch NaCl 20%.

Cách tính toán:

Khối lượng muối NaCl cần dùng là:

mNaCl = \(\frac{C.mdd}{100}\)= \(\frac{200.20}{100}\)=40(gam)

Khối lượng nước cần dùng:

mdung dịch = mdung môi + mchất tan

Vậy: m(dung môi) = m(dung dịch) - m(chất tan = 200 - 40 = 160 (gam)

Cách pha chế:

- Cân 40 gam NaCl khan cho vào cốc.

- Cân 160 gam nước cho dần dần vào cốc và khuấy cho đến khi NaCl tan hết. Ta được 200 gam dung dịch NaCl 20%.

II. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 trang 151 SGK Hóa 8:

Các kí hiệu sau cho chúng ta biết những điều gì?

a) \({{S}_{KN{{O}_{3}}}}\)(20oC) =31,6g; \({{S}_{KN{{O}_{3}}}}\) (100oC) =246g;

\({{S}_{CuS{{O}_{4}}}}\)(20oC) = 20,7g; \({{S}_{CuS{{O}_{4}}}}\) (100oC) =75,4g.

b) \({{S}_{C{{O}_{2}}}}\) (20oC,1atm) =1,73g; \({{S}_{C{{O}_{2}}}}\) (60oC,1 atm) = 0,07g

Hướng dẫn giải:

  1. \({{S}_{KN{{O}_{3}}}}\) =31,6g có nghĩa là:

+) Ở 20oC, trong 100 gam nước chỉ có thể hòa tan tối đa 31,6 gam KNO3 để tạo dung dịch KNO3 bão hòa

\({{S}_{KN{{O}_{3}}}}\) (100oC) =246g có nghĩa là:

Ở 100oC, trong đó nước chri có thể hòa tan tối đa 246 gam KNO3 để tạo dung dịch KNO3 bão hòa

+) \({{S}_{CuS{{O}_{4}}}}\)(20oC) = 20,7g có nghĩa là

ở 20oC, trong 100 gam nước chỉ có thể hòa tan tối đa 20,7 ham CuSO4 để tạo thành dung dịch CuSO4 bão hòa

\({{S}_{CuS{{O}_{4}}}}\) (100oC) =75,4g có nghĩa là:

Ở 100oC, trong 100 gam nước chỉ có thể hòa tan tối đa 75,4 gam CuSO4 để tạo dung dịch CuSO4 bão hòa

  1. Tương tự câu a). HS áp dụng làm bài

Bài 2 trang 132 SGK Hóa 8:

Hãy lập phương trình hóa học của những phản ứng có sơ đồ sau đây:

a) Na2O + H2O → NaOH.

K2O + H2O → KOH.

b) SO2 + H2O → H2SO3.

SO3 + H2O → H2SO4.

N2O5 + H2O → HNO3.

c) NaOH + HCl → NaCl + H2O.

Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O.

d) Chỉ ra chất sản phẩm ở a), b) và c) thuộc loại hợp chất nào? Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về loại hợp chất của các chất sản phẩm ở a) và b)?

e) Gọi tên các chất sản phẩm.

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học của phản ứng

a) Na2O + H2O→ 2NaOH: Natri hiđroxit.

K2O + H2O → 2KOH: Kali hiđroxit

b) SO2 + H2O → H2SO3: Axit sunfurơ.

SO3 + H2O → H2SO4: Axit sunfuric.

N2O5 + H2O → 2HNO3: Axit nitric.

c) NaOH + HCl → NaCl + H2O: Natri clorua.

2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O: Nhôm sunfat.

d) Loại chất tạo thành ở a) (NaOH, KOH) là bazơ

Chất tan ở b) (H2SO4, H2SO3, HNO3) là axit

Chất tạo ra ở c(NaCl, Al2(SO4)3 là muối.

Nguyên nhân của sự khác biệt là ở câu a) và câu b: oxit bazơ tác dụng với nước tạo bazơ; còn oxit của phi kim tác dụng với nước tạo ra axit

e) Gọi tên sản phẩm

NaOH: natri hiđroxit

KOH: kali hiđroxit

H2SO3: axit sunfurơ

H2SO4: axit sunfuric

HNO3: axit nitric

NaCl: natri clorua

Al2(SO4)3: nhôm sunfat

Bài 3 trang 132 SGK Hóa 8:

Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi dưới đây:

Đồng (II) clorua, kẽm sunfat, sắt (III) sunfat, magie Hiđrocacbonat, canxi photphat, natri hiđrophotphat, natri đihiđrophotphat.

Hướng dẫn giải:

Công thức hóa học của những muối:

CuCl2, ZnSO4, Fe2(SO4)3, Mg(HCO3)2, Ca3(PO4)2, Na2HPO4; NaH2PO4.

Bài 4 trang 132 SGK Hóa 8:

Cho biết khối lượng mol của một oxit kim loại là 160gam, thành phần về khối lượng của kim loại trong oxit đó là 70%. Lập công thức hóa học của oxit. Gọi tên oxit kim loại đó.

Hướng dẫn giải:

%mO (trong oxit) = 100% - 70% = 30%

Gọi công thức của oxit kim loại cần tìm là MxOy

Do: %mM (trong oxit) = 70%

Nên: \(\frac{M.x}{160}\).100%=70%

M.x = \(\frac{70.160}{100}=112\)

Nhận thấy chỉ có x = 2 thì M = 56 => M là Fe.

M là kim loại Sắt.

Vậy công thức hóa học của oxit kim loại là Fe2O3 (Sắt (III) oxit).

Bài 5 trang 132 SGK Hóa 8:

Nhôm (III) oxit tác dụng với axit sunfuric theo phương trình phản ứng sau :

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Tính lượng muối nhôm sunfat được tạo thành nếu đã sử dụng 49g axit sunfuric nguyên chất tác dụng với 60g nhôm oxit. Sau phản ứng chất nào còn dư ? Lượng dư của chất đó là bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học của phản ứng:

\(A{{l}_{2}}{{O}_{3}}+3{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\to A{{l}_{2}}{{(S{{O}_{4}})}_{3}}+3{{H}_{2}}O\)

1mol 3mol 1mol 3mol

\(\begin{align}   & n{{H}_{2}}S{{O}_{4}}=\frac{49}{98}=0,5mol \\  & nA{{l}_{2}}{{O}_{3}}=\frac{60}{102}=0,59mol \\ \end{align}\)

So sánh tỉ lệ \(\frac{0,59}{1}>\frac{0,5}{3}\) → Vậy Al2O3 dư

\(\begin{align}   & {{n}_{A{{l}_{2}}{{O}_{3pu}}}}=\frac{1}{2}n{{H}_{2}}S{{O}_{4}}=\frac{0,5}{3} \\  & \Rightarrow {{m}_{A{{l}_{2}}{{O}_{3pu}}}}=102.\frac{0,5}{3}=17(g) \\ \end{align}\)

\({{m}_{A{{l}_{2}}{{O}_{3}}}}\)(dư) = 60 - 17 = 43(g)

Trên đây là bài luyện tập 8 Hóa 8 mà ICAN soạn thảo. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chia sẻ nhé. Chúc các bạn học vui vẻ.

Đánh giá (458)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy