ican
Giải SGK Hóa 8
Bài 2: Bài thực hành 1

Nguyên tử

Hóa 8 bài Nguyên tử: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa bài Nguyên tử giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

BÀI 4. NGUYÊN TỬ

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM


1. Nguyên tử:

- Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

Gồm: + Nhân: mang điện dương (có proton và notron).

+ Vỏ: các hạt eclectron mang điện âm.

Electron(e)

Proton (p)

Notron (n)

me = 9,1095.10-31Kg

Điện tích: 1-

mp = 1,6726.10-27 Kg = 1đvC

Điện tích: 1+

mn = 1,6748. 10-27

Không mang điện.

=> Trong mỗi nguyên tử có: Số p = số e

Vì me rất nhỏ (không đáng kể) nên mnt tập trung hầu hết ở hạt nhân nguyên tử => khối lượng hạt nhân nguyên tử được coi là khối lượng nguyên tử.

- tổng số hạt nguyên tử = p + n + e

2. Lớp electron trong nguyên tử:

- Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và xếp thành từng lớp. Mỗi lớp có 1 số e nhất định.

+ Số e tối đa lớp 1 (lớp trong cùng): 2e.

+ Số e tối đa lớp 2 (lớp tiếp theo): 8e.

- VD:

Ta thấy:

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

DẠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

PHƯƠNG PHÁP GIẢI

  • Cần nhớ 1 số kiến thức:

+ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

Gồm: + Nhân: mang điện dương (có proton và notron).

+ Vỏ: các hạt eclectron mang điện âm.

+ Trong mỗi nguyên tử có: Số p = số e

+ tổng số hạt nguyên tử = p + n + e

Ví dụ 1: Trong nguyên tử, hạt mang điện là

A. proton B. proton và hạt nhân

C. proton và nơtron D. proton và electron

Hướng dẫn giải

Trong nguyên tử, hạt mang điện là hạt proton (mang điện +) và electron (mang điện -)

Đáp án D

Ví dụ 2: Nguyên tử trung hòa về điện vì

A. số proton lớn hơn số electron B. số proton bằng số electron

C. số notron bằng số electron D. số proton bằng số nơtron.

Hướng dẫn giải

Số proton bằng số electron => Nguyên tử trung hòa về điện.

Đáp án B

Ví dụ 3: Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì?

A. Electron B. Notron C. Proton D. Không có gì

Hướng dẫn giải

Nguyên tử có cấu tạo rỗng => có khoảng không gian trống giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử

Đáp án D.

DẠNG 2. VIẾT SƠ ĐỒ CẤU TẠO CỦA 1 NGUYÊN TỬ

PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Các bước viết sơ đồ electron nguyên tử:

  • Dùng đường tròn để biểu diễn.
  • Mỗi vòng tròn là một lớp electron.
  • Qui ước số electron có trong một lớp:

- Lớp thứ nhất chứa tối đa 2 electron

- Lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron…

  • Mỗi electron được biểu thị bằng một dấu tròn đậm.

Ví dụ 1: Nguyên tử T có 15 proton trong hạt nhân. Hãy vẽ cấu tạo của nguyên tử T.

Hướng dẫn giải:

Trong hạt nhân có số p = số e = 15

=> Lớp 1 có 2 electron, lớp 2 có 8 electron, lớp 3 có 5 electron.

Sơ đồ cấu tạo của nguyên tử T như sau:

Ví dụ 2: Cho sơ đồ nguyên tử như hình vẽ sau:

a, Hãy chỉ ra số proton, số electron trong nguyên tử.

b, Số lớp e, số e lớp ngoài cùng có trong nguyên tử

Hướng dẫn giải

a, Trong nguyên tử, số proton = số electron = 12

b, Nguyên tử này có 3 lớp e và có 2 electron lớp ngoài cùng.

C. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 15 SGK Hoá học 8):

Hãy chép các câu sau đây với đầy đủ các cụm từ phù hợp:

“……….là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện : từ …………tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm …………mang điện tích dương và vỏ tạo bởi……………”

Hướng dẫn giải:

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện : từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm”.

Bài 2 (trang 15 SGK Hoá học 8):

a) Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa (gọi là hạt dưới nguyên tử), đó là những loại nào ?

b) Hãy nói tên, kí hiệu và điện tích của những hạt mang điện.

c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân ?

Hướng dẫn giải:

a) Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa, chính là: hạt proton; hạt electron; hạt nơtron

b) Tên, kí hiệu và điện tích của những hạt mang điện.

Electron(e)

Proton (p)

Notron (n)

me = 9,1095.10-31Kg

Điện tích: 1-

mp = 1,6726.10-27 Kg

Điện tích: 1+

mn = 1,6748. 10-27

Không mang điện.

c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt proton trong hạt nhân.

Bài 3 (trang 15 SGK Hoá học 8):

Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử ?

Hướng dẫn giải:

Vì me rất nhỏ (không đáng kể) và nguyên tử có cấu tạo rỗng nên mnguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân nguyên tử => khối lượng hạt nhân nguyên tử được coi là khối lượng nguyên tử.

Bài 4 (trang 15 SGK Hoá học 8):

Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào ?Lấy ví dụ minh họa với nguyên tử oxi.

Hướng dẫn giải:

Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và xếp thành từng lớp.

VD: nguyên tử Oxi có 8 e => chúng chuyển động xung quanh hạt nhân và được xếp thành 2 lớp: lớp trong cùng có 2 e; lớp ngoài có 6e.

Sơ đồ minh họa

Bài 5 (trang 16 SGK Hoá học 8):

Cho biết sơ đồ của một số nguyên tử sau:

Hãy chỉ ra : số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.
Hướng dẫn giải:

Từ sơ đồ ta có:

 

Số p trong hạt nhân

Số e trong nguyên tử

Số lớp e

Số e lóp ngoài cùng

Heli

2

2

2

2

Cacbon

6

6

2

4

Nhôm

13

13

3

3

Canxi

20

20

4

2

Trên đây là gợi ý giải bài tập Hóa 8 bài Nguyên tử do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (221)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy