ican
Giải SGK Hóa 8
Bài 22: Bài luyện tập 4

Bài luyện tập 4

Bài luyện tập 4 hóa 8 chương trình ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu giúp học sinh làm bài tập Hoá 8 dễ dàng hơn.

Ican

BÀI LUYỆN TẬP 4

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

I. Mol là gì?

- Là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

II. Khối lượng mol là gì?

- Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

- Khối lượng mol nguyên tử/ phân tử có cùng số trị với nguyên tử khối/ phân tử khối của chất đó.

III. Thể tích mol của chất khí là gì?

- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.

- Ở điều kiện tiêu chuẩn (ĐKTC), thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít.

  • Sơ đồ sự chuyển đổi giữa lượng chất (mol) – khối lượng và thể tích:

IV. Tỉ khối của chất khí:

1. So sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của khí B (MB) theo công thức:

dA/B = \[\frac{{{M}_{A}}}{{{M}_{B}}}\]

Với dA/B được gọi là tỉ khối của khí A đối với khí B.

2. So sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của không khí (MKK) theo công thức:

dA/KK = \[\frac{{{M}_{A}}}{{{M}_{KK}}}=\frac{{{M}_{A}}}{29}\]

Với dA/KK được gọi là tỉ khối của khí A đối với không khí (MKK = 29g/mol).

V. Tính theo công thức hóa học:

1. Xác định phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất:

  • Các bước tính toán:

Bước 1: Tìm khối lượng mol của hợp chất.

Bước 2: Tìm số mol nguyên tử và mỗi nguyên tố có trong một mol hợp chất.

Bước 3: Từ số mol hãy tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong hợp chất theo mol đã biết.

Bước 4: Tính thành phần % theo khối lượng mỗi nguyên tố, theo công thức sau:

% mA = \[\frac{{{m}_{A}}}{{{m}_{hợp chất}}}\] x 100%;…

% mA’ = 100% - %mA - %mA”…..

2. Xác định công thức hóa học của hợp chất:

  • Các bước tính toán:

Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

Bước 2: Tìm số mol nguyên tử và mỗi nguyên tố có trong một mol hợp chất.

Bước 3: Công thức hóa học của hợp chất dựa vào tỉ lệ các nguyên tử nguyên tố.

VI. Tính khối lượng chất/ hoặc thể tích khí tham gia và sản phẩm theo phương trình hóa học:

  • Các bước tiến hành:

Bước 1: Chuyển đổi số liệu đề bài sang số mol.

+ Nếu bài toán cho khối lượng(m) thì: n=\[\frac{{{m}_{{}}}}{M}\]

+ Nếu bài toán cho thể tích khí V(đktc): n=\[\frac{V(lit)}{22,4}\]

Bước 2: Viết phương trình hóa học.

Bước 3: Dựa vào số mol của chất đã biết tính ra số mol của chất cần tìm theo phương trình hóa học.

Bước 4: Tính theo yêu cầu của đề bài. (có thể chuyển đổi ra khối lượng theo công thức m = n x M hoặc chuyển qua thể tích khí đo ở ĐKTC theo công thức: V = n x 22,4 lít).

B. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 79 SGK Hoá học 8):

Hãy tìm công thức hóa học đơn giản nhất của một loại oxit của lưu huỳnh, biết rằng trong oxit này có 2g lưu huỳnh kết hợp với 3g oxi.

Hướng dẫn giải:

Số mol của nguyên tử lưu huỳnh là: nS = \[\frac{{{m}_{S}}}{{{M}_{S}}}=\frac{2}{32}=\frac{1}{16}\] (mol)

Số mol của nguyên tử oxi là: nO = \[\frac{{{m}_{O}}}{{{M}_{O}}}=\frac{3}{16}\] (mol)

  • Ta có: nS : nO = \[\frac{1}{16}:\frac{3}{16}\] = 1: 3

⇒ Trong một phân tử lưu huỳnh oxit có 1 nguyên tử S và có 3 nguyên tử O.

Vậy công thức hóa học đơn giản nhất của oxit lưu huỳnh là SO3.

Bài 2 (trang 79 SGK Hoá học 8):

Hãy tìm công thức hóa học của một hợp chất có thành phần theo khối lượng là 36,8% Fe; 21,0% S; 42,2% O. Biết khối lượng mol của hợp chất bằng 152 g/mol.

Hướng dẫn giải:

mFe = \[\frac{152.36,8}{100}\] = 56g => nFe = \[\frac{56}{56}\]= 1 (mol)

mO = \[\frac{152.42,2}{100}\] = 64g => nO = \[\frac{64}{16}\]= 4 (mol)

mS = \[\frac{152.21}{100}\] = 32g => nS = \[\frac{32}{32}\]= 1 (mol)

  • Ta có: nFe : nS : nO = 1: 1: 4

Vậy trong 1 phân tử hợp chất có 1 nguyên tử Fe, 1 nguyên tử S, 4 nguyên tử O.

⇒ Công thức hóa học của hợp chất là FeSO4.

Bài 3 (trang 79 SGK Hoá học 8):

Một hợp chất có công thức hóa học là K2CO3. Em hãy cho biết:

a) Khối lượng mol của chất đã cho.

b) Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất.

Hướng dẫn giải:

a) \[{{M}_{{{K}_{2}}C{{O}_{3}}}}\] = 39.2 + 12 + 16.3 = 138 (g)

b) %K = \[\frac{39,2.100}{138}\] = 56,5%

%C = \[\frac{12.100}{138}\] = 8,7%

%O = 100 - (56,5+8,7) = 34,8%

Bài 4 (trang 79 SGK Hoá học 8):

Có phương trình hóa học sau:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

Canxi cacbonat axit clohiđric canxi clorua khí cacbonic nước

a) Tính khối lượng canxi clorua thu được khi cho 10g canxi cacbonat tác dụng với axit clohiđric dư.

b) Tính thể tích khí cacbonic thu được trong phòng thí nghiệm, nếu có 5g canxi cacbonat tác dụng hết với axit. Biết 1 mol khí ở điều kiện phòng có thể tích là 24 lít.

Hướng dẫn giải:

a) Số mol canxi cacbonat tham gia phản ứng nCaCO3 = \[\frac{10}{100}\] = 0,1 mol.

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

Theo phương trình hóa học, ta có: nCaCl2 = nCaCO3 = 0,1 mol.

Khối lượng của canxi clorua tham gia phản ứng: mCaCl2 = 0,1 . (40 + 71) = 11,1 g.

b) Số mol canxi cacbonat tham gia phản ứng: nCaCO3 = \[\frac{5}{100}\] = 0,05 mol.

Theo phương trình hóa học, ta có: nCO2 = nCaCO3 = 0,05 mol.

Thể tích khí CO2 ở điều kiện phòng là: VCO2 = 24 . 0,05 = 1,2 lít.

Bài 5 (trang 79 SGK Hoá học 8):

Khí metan CH4 có trong khí tự nhiên hoặc trong khí bioga. Khí metan cháy trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit và nước:
CH4 + 2O2 \[\xrightarrow{{{t}^{o}}}\] CO2 + 2H2O.

a) Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2 lít khí metan. Các thể tích khí đo cùng điều kiện to và p.

b) Tính thể tích khí CO2 (đktc) thu được sau khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan.

c) Khí metan nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần?

Hướng dẫn giải:

a) Theo phương trình hóa học, thấy cứ 1 mol phân tử khí CH4 cháy cần 2 mol phân tử khí O2. Mà tỉ lệ về số mol cũng giống như tỉ lệ về thể tích khi đo ở cùng điều kiện to, p. Do đó, thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2 lít khí metan là:

VO2 = 2 . 2 = 4 lít.

b) Theo phương trình phản ứng,

cứ 1 mol khí metan đốt cháy tạo ra 1 mol khí cacbon đioxit

Nên khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan thì cũng sinh ra 0,15 mol khí cacbon đioxit. Do đó thể tích khí CO2 thu được là:

VCO2 = 0,15 . 22,4 = 3,36 lít.

c) Tỉ khối của khí metan và không khí là:

dCH4/KK = \[\frac{{{M}_{C{{H}_{4}}}}}{{{M}_{KK}}}=\frac{16}{29}\] 0,55.

Vậy khí metan nhẹ hơn không khí 0,55.

Trên đây là gợi ý giải bài luyện tập 4 hóa 8 mà ICAN soạn thảo. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chia sẻ nhé. Chúc các bạn học vui vẻ.

Đánh giá (409)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy