ican
Giải SGK Hóa 8
Bài 16: Bài luyện tập 3

Bài luyện tập 3

Hóa 8 bài Bài luyện tập 3: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa bài Bài luyện tập 3 giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

BÀI LUYỆN TẬP 3

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

I. Hiện tượng vật lí/ hiện tượng hóa học:

Hiện tượng vật lí

Hiện tượng hóa học

- Là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

- - Một số dấu hiệu nhận biết:

+ Có sự thay đổi trạng thái: rắn → lỏng; lỏng → khí…

+ Có sự giãm nở thể tích.

+ Có sự biến đổi về mặt cơ học.

+ Không tạo thành chất mới.

- Là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.

- - Một số dấu hiệu nhận biết:

+ Có chất mới tạo thành.

+ Biến đổi đi kèm tỏa nhiệt hoặc phát sáng…

+ Có kèm theo 1 số sự thay đổi khác như: màu sắc, mùi vị, có khí thoát ra…

 

 

II. Phản ứng hóa học:

- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này (chất phản ứng) thành chất khác (sản phẩm phản ứng)

+ Chất phản ứng (chất tham gia) là chất ban đầu, bị biến đổi (lượng chất sẽ giảm dần) trong phản ứng.

+ Chất sản phẩm (chất tạo thành) là chất mới sinh (lượng chất sẽ tang dần) sau phản ứng.

- Phương trình chữ của PUHH:

Tên các chất phản ứng → Tên các chất sản phẩm

VD: Đường → Nước + Than

- Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử được bảo toàn, chỉ liên kết giữa các ng.tử bị thay đổi, làm phân tử chất này biến thành phân tử chất khác

III. Phương trình hóa học:

- Phương trình hóa học là sự biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học bằng công thức hóa học

- Các bước lập phương trình hóa học:

¹. Viết sơ đồ phản ứng: (gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và các chất sản phẩm).

². Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: (tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức).

³. Viết phương trình hóa học.

B. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 60 SGK Hoá học 8):

Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng: giữa khí N2 và khí H2 tạo ra amoniac NH3.

Bài tập môn Hóa học lớp 8

Hãy cho biết:

a) Tên các chất tham gia và sản phẩm của phản ứng?

b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra?

c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng bao nhiêu, có giữ nguyên không?

Hướng dẫn giải:

a) Chất tham gia: khí N2; khí H2.

Chất sản phẩm: NH3

b) Liên kết giữa các nguyên tử nitơ và các nguyên tử hiđro bị gãy ra (bị thay đổi): trước phản ứng hai nguyên tử hidro liên kết với nhau; còn sau phản ứng , ba nguyên tử hidro liên kết với một nguyên tử nitơ.

- Phân tử hiđro và phân tử nitơ biến đổi, phân tử amoniac được tạo ra.

c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng vẫn giữ nguyên và bằng nhau. Cụ thể:

+ Trước phản ứng có 2 nguyên tử nitơ và sau phản ứng vẫn giữ nguyên 2 nguyên tử đó.

+ Trước phản ứng có 6 nguyên tử hiđro và sau phản ứng vẫn còn nguyên 6 nguyên tử hiđro.

Bài 2 (trang 60 SGK Hoá học 8):

Khẳng định sau gồm hai ý: “Trong phản ứng hóa học , chỉ phân tử biến đổi còn các nguyên tử giữ nguyên, nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn’’.

Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau:

A. Ý 1 đúng, ý 2 sai;

B. Ý 2 đúng, ý 1 sai

C. Cả 2 ý đều đúng, nhưng ý 1 không giải thích cho ý 2;

D. Cả 2 ý đều đúng, nhưng ý 1 giải thích cho ý 2;

E. Cả 2 ý đều sai.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là D.

Vì trong phản ứng hóa học , chỉ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử bị đứt gãy làm phân tử này biến thành phân tử khác nhưng số lượng các nguyên tử vẫn thế không thay đổi, nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn.

Bài 3 (trang 61 SGK Hoá học 8):

Canxi cacbonat (CaCO3) là thành phần chính của đá vôi. Khi nung đá vôi xẩy ra phản ứng hóa học sau:

Canxi cacbonat → Canxi oxit + Canbon đioxit

Biết rằng khi nung 280kg đá vôi tạo ra 140kg canxi CaO (vôi sống) và 110kg khí cacbon đioxit CO2.

a) Viết công thức về khối lượng phản ứng.

b) Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng canxi cacbonat chứa trong đá vôi.

Hướng dẫn giải:

a) Công thức về khối lượng của phản ứng: mcanxi cacbonat = mcanxi oxit + mcacbon đioxit

b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:

mcanxi cacbonat = mcanxi oxit + mcacbon đioxit

=> mcanxi cacbonat = 140 + 110 = 250 kg

=> %mCaCO3 = mcanxi cacbonat : mđá vôi x 100% = \[\frac{250}{280}\] x 100% = 89,28%

Bài 4 (trang 61 SGK Hoá học 8):

Biết rằng khí etilen C2H4 cháy là xẩy ra phản ứng với khí oxi O2, sinh ra khí cacbon đioxit CO2 và nước.

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử etilen lần lượt với số phân tử oxi và số phần tử cacbon đioxit.

Hướng dẫn giải:

a) Phương trình hóa học phản ứng:

C2H4 + 3O2 \[\xrightarrow{{{t}^{o}}}\] 2CO2 + 2H2O

b) Tỉ lệ giứa số phân tử etilen lần lượt với số phân tử oxi và số phần tử cacbon đioxit

+ Phân tử etilen : phân tử oxi = 1:3

+ Phân tử etilen : phân tử cacbonđioxit = 1:2

Bài 5 (trang 61 SGK Hoá học 8):

Cho sơ đồ phản ứng sau:

Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu

a) Xác định các chỉ số x,y.

b) Lập phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử của cặp đơn chất kim loại, số phân tử của cặp hợp chất.

Hướng dẫn giải:

a) Áp dụng quy tắc hóa trị cho công thức AlIIIx(SO4)IIy

Ta có : x . III = y . II => \[\frac{x}{y}=\frac{2}{3}\] => x = 2; y = 3

Công thức của hợp chất là Al2(SO4)3

b) Phương trình hóa học:

2Al + 3CuSO4 →Al2(SO4)3 + 3Cu

Tỉ lệ nguyên tử của cặp đơn chất kim loại trong phản ứng trên là tỉ lệ của nhôm và đồng:

Số nguyên tử Al : số nguyên tử Cu = 2:3.

 

Trên đây là gợi ý giải bài tập Hóa 8 bài Bài luyện tập 3 do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (320)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy