ican
Soạn Văn 7
Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Văn 7 Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 69)

Trong cuộc sống hằng ngay, nhu cầu giải thích được thể hiện thông qua việc trả lời các câu hỏi như:

- Tại sao lại có hiện tượng bão lụt?

- Tại sao đèn giao thông lại sử dụng ba màu xanh, đỏ, vàng?

- Tại sao nước ta vẫn chưa phát triển mạnh bằng các nước phát triển trên thế giới?

Trong cuộc sống, giải thích là làm cho người đọc (người nghe) hiểu rõ những vấn đề mà người ta chưa hiểu ở mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 70)

Trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí, các chuẩn mực hành vi của con người như

- Thế nào là đức tính giản dị?

- Giữ tự tin và tự tu khác nhau như thế nào?

- Giải thích câu tục ngữ “thất bại là mẹ thành công”.

Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ một tư tưởng, đạo lí, phẩm chất,… nhằm mục đích nâng cao nhận thức của con người, bồi dưỡng, phát triển nhân cách, tâm hồn của con người.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 70)

a) Vấn đề được giải thích trong bài văn: lòng khiêm tốn.

b) Những câu văn định nghĩa:

- “Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật”.

- “Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa”.

- “Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi,..”

c) Cách liệt kê các biểu hiện, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn chính cũng là cách giải thích.

d) Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn cũng là nội dung của giải thích.

Qua đó, ta có thể thấy rằng: Lập luận giải thích là lập luận nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm của người đọc, người nghe.

 

II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Giải thích là một nhu cầu to lớn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Trong đời sống, giải thích là làm cho người đọc (người nghe) hiểu rõ những vấn đề mà người ta chưa hiểu ở mọi lĩnh vực của cuộc sống.

- Trong văn nghị luận, lập luận giải thích là việc thông qua các cách lập luận khác nhau làm cho người đọc hiểu rõ một tư tưởng, đạo lí, phẩm chất,… nhằm mục đích nâng cao nhận thức của con người, bồi dưỡng, phát triển nhân cách, tâm hồn của con người.

- Các cách giải thích thường gặp như nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra những mặt lợi hại, nguyên nhân, cách đề phòng,… của hiện tượng cần giả thích.

III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

- Vấn đề cần giải thích: "lòng nhân đạo".

- Các phương pháp giải thích:

+ Nêu định nghĩa: “Lòng nhân đạo tức là lòng thương người”.

+ Đưa ra những biểu hiện cụ thể của lòng nhân đạo trong cuộc sống: thấy xót thương và tìm cách giúp đỡ một ông lão già nua phỉa sống kiếp đời hành khất hay số phận của một em bé sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở.

+ Đưa ra hướng để phát huy lòng nhân đạo trong cuộc sống của mỗi con người.

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (437)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy