ican
Soạn Văn 7
Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh siêu ngắn

Văn 7 Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh siêu ngắn: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh siêu ngắn giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH

I, KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Phép lập luận chứng minh là phép lập luận sử dụng hệ thống dẫn chứng và lĩ lẽ có tính đúng đăn, thuyết phục để khẳng định tính chính xác, đáng tin cậy của luận điểm (cần được chứng minh).

Hệ thống lí lẽ và dẫn chứng trong văn nghị luận chứng minh cần được chọn lọc, kiểm chứng, phân tích.

II, HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 41)

- Một số trường hợp cần chứng mình mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống:

+ Trong tòa án, viện kiểm sát phải đưa ra các bằng chứng để chứng minh bị cáo có tội trong khi đó, luật sư đưa các bằng chứng để chứng minh bị cáo vô tội.

+ Em chứng minh cho các bạn thấy mình đã đặt chân đến nước Pháp bằng cách đưa ra các bức ảnh khi mình đi du lịch, kể những câu chuyện mình được nghe, được thấy khi đến đó.

- Trong đời sống muốn chứng minh cho ai đó những điều mình nói là chính xác chúng ta cần đưa ra các vật chứng hay nhân chứng đáng tin cậy, có sức thuyết phục cao.

- Từ đó có thể rút ra: chứng minh là cách để người ta khẳng định tính chính xác của một vấn đề bằng cách đưa ra các bằng chứng xác thực đã được kiểm định.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 41)

Trong bài văn nghị luận, người viết sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một vấn đề là đúng đắn, đáng tin cậy.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 41)

a) Luận điểm cơ bản được thể hiện trong bài: vấp ngã là một điều hết sức bình thường trong cuộc sống, đó chính là những bước đệm để chúng ta đạt được thành công, vì vậy đừng nên sợ vấp ngã.

Luận điểm được thể hiện thông qua:

+ Nhan đề: “Đừng sợ vấp ngã”

+ Câu văn kết bài: “Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.”

b) Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã” bài văn đã sử dụng cách lập luận như sau:

- Đưa ra những dẫn chứng về sự vấp ngã của mỗi con người trong cuộc sống hằng ngày như: mọi người đều từng vấp ngã khi tập đi, tập bơi, tập bóng bàn,…

- Đưa ra bằng chứng về sự vấp ngã thất bại của những người nổi tiếng ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau trên thế giới như các doanh nhân Oan Đi-xnây, Hen-ri Pho, bác sĩ Lu-I Pa-xtơ, nhà văn Lép Tôn-xtôi, ca sĩ En-ri-cô Ca-ru-xô. Họ đều là những con người gặp thất bại trong sự nghiệp của mình nhưng đều đã đứng dậy để đạt được thành công.

- Đưa ra kết luận: chớ lo thất bại chỉ lo bản thân mình chưa cố gắng hết sức mà thôi.

Các dẫn chứng rất chính xác, được nhiều người biết đến và thừa nhận và rất giàu sức thuyết phục.

Từ đó rút ra kết luận: Phép lập luận chứng minh là phép lập luận sử dụng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định luận điểm nào đó là chính xác, đáng tin cậy.

III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

a) Bài văn nêu luận điểm: sai lầm không phải điều đáng sợ, hãy dũng cảm đứng lên từ chính những sai lầm đó để bước tới thành công, làm chủ số phận của mình.

Luận điểm đó được thể hiện:

+ Nhan đề: “Không sợ sai lầm”

+ Câu văn mở bài: “Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời”.

+ Câu văn kết thúc: “Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.”

b) Những luận cứ được sử dụng để chứng minh cho luận điểm:

- Một người sợ sai lầm suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. (Tác giả đã kết hợp với việc đưa ra các dẫn chứng thuyết phục trong cuộc sống như sợ sắc nước thì không biết bơi, sợ nói sai thì không học được ngoại ngữ…)

- Việc mắc sai lầm hay không chỉ là tương đối, nó phụ thuộc vào từng quan điểm riêng của mỗi người, vì vậy đừng nên nản chí hay dừng bước.

- Nhưng cũng rất cần tỉnh táo khi gặp sai lầm. Mỗi khi mắc sai lầm, cần phải xem xét, suy nghĩ, rút kinh nghiệm và tìm ra con đường khác thích hợp hơn tránh việc sai lầm nối tiếp sai lầm.

→ Luận cứ hết sức thuyết phục vì những lí lẽ đưa ra rất đúng đắn, chính xác và thấu đáo, được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau kết hợp với những dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, có tính khái quát.

c) Nếu như trong văn bản “Đừng sợ vấp ngã”, người viết sử dụng chủ yếu là hệ thống dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận thì trong bài “Không sợ sai lầm” tác giả đã sử dụng kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng, trong đó, sử dụng lí lẽ là chủ yếu để chứng minh cho luận điểm được đưa ra.

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh siêu ngắn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

 

Đánh giá (308)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy