ican
Soạn Văn 7
Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Văn 7 Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN

TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta gồm có 3 phần:

- Phần I (gồm đoạn (1)) có một luận điểm luận điểm chính: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu.

- Phần II (gồm đoạn (2) và đoạn (3)) có hai luận điểm:

+ Lòng yêu nước của nhân dân ta trong những năm tháng quá khứ hào hùng của dân tộc.

+ Lòng yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Phần III (gồm đoạn (4)) đưa ra kết luận về bổn phận, trách nhiệm của chúng ta đối với việc phát huy lòng yêu nước.

Từ luận điểm chính: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu, tác giả đã chứng minh bằng các dẫn chứng trong lịch sử cũng như trong cuộc kháng chiến chống Pháp hiện nay với đa dạng các bình diện khác nhau. Từ đó tác giả đi đến kết luận về bổn phận, trách nhiệm của chúng ta đối với việc phát huy lòng yêu nước. Cách lập luận như vậy vô cùng chặt chẽ và thuyết phục.

Để triển khai luận điểm ở mỗi đoạn, tác giả lại sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau:

- Đoạn lập luận theo quan hệ nhân quả.

- Đoạn lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp.

- Đoạn lập luận theo quan hệ suy luận tương đồng.

Qua đây, người đọc thấy được khả năng lập luận đa dạng, linh hoạt, khéo léo của tác giả.

 

II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Một bài văn nghị luận có bố cục 3 phần

- Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận (Vấn đề nghị luận thường là vấn đề có ý nghĩa trong đời sống xã hội; vấn đề nghị luận được nêu ra là luận điểm xuất phát và tổng quát cho toàn bài viết).

- Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài, làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận (Thân bài có thể gồm nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn triển khai trọn vẹn một luận điểm nhỏ để làm sáng tỏ luận điểm chính được nêu ở mở bài).

- Kết bài: Đưa ra kết luận nhằm khẳng định lại quan điểm, thái độ, tư tưởng được thể hiện thông qua bài viết.

Lập luận là quá trình xây dựng và liên kết các luận cứ nhằm dẫn dắt, thuyết phục người đọc đồng tình với luận điểm mà người viết (người nói) đưa ra. Người viết có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng,… để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần.

III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

a) Bài viết nêu lên tư tưởng: Học thật chắc chắn, thành thạo những kiến thức và kĩ năng cơ năng thì mới có thể thành tài.

Luận điểm thể hiện tư tưởng ấy:

- Nhan đề: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.

- Câu mở đầu: Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.

- Phần kết bài: Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh – xi cho chúng ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh mới có tiền đồ.

b) Bài văn có bố cục ba phần:

- Phần mở bài sử dụng phép lập luận so sánh, đưa ra vấn đề nghị luận bằng một câu đối lập. Nhiều người đi học nhưng có rất ít người có cách học tập đúng đắn để thành tài. Từ đó, làm nổi bật vấn đề nghị luận: muốn thành tài trong bất cứ lĩnh vực nào trước hết phải thành thạo từ những điều cơ bản nhất.

- Phần thân bài: Đưa ra câu chuyện học vẽ của Đơ Vanh – xi như một minh chứng chứng minh cho vấn đề nghị luận.

- Phần kết bài: Sử dụng phương pháp lập luận theo quan hệ nhân quả, từ đó, tác giả khẳng định lại vấn đề nghị luận.

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (333)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy