ican
Ngữ Văn 7
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Văn 7 Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

 

I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 – trang 4)

Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 – trang 4)

Có thể chia các câu tục ngữ trong bài thành hai nhóm như sau:

- Nhóm 1: Nhóm các câu tục ngữ về thiên nhiên: 4 câu đầu.

- Nhóm 2: Nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất: 4 câu sau.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 – trang 4)

Phân tích nội dung của các câu tục ngữ theo bảng sau:

Câu tục ngữ

Nội dung

Cơ sở thực tiễn

Trường hợp áp dụng

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

Ngày tháng nười chưa cười đã tối.

Tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm đêm ngắn, ngày dài; tháng mười ngày ngắn, đêm dài.

Do sự vận động tự quay và chuyển động xung quanh mặt trời của Trái Đất.

Áp dụng trong việc phân bố thời gian, hoạt động cho phù hợp. Có ý thức về thời gian làm việc phù hợp theo mùa.

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Trời nhiều sao (mau sao) sẽ nắng, trời ít sao (vắng sao) thì mưa.

Quan sát được nhiều sao là do trời ít mây nên trời nắng; quan sát được ít sao là do trời nhiều mấy nên trời mưa.

Quan sát sao để dự đoán thời tiết từ đó sắp xếp công việc một cách hợp lí.

Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

Khi trời xuất hiện ráng mỡ gà, báo hiệu sắp có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý gia cố cho nhà cửa thêm vững chắc.

Kinh nghiệm được đúc rút từ sự quan sát thực tiễn.

Nhắc nhở mọi người nâng cao việc chủ động phòng chống bão lụt.

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

Trong tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều theo đàn thì có khả năng mưa bão lớn dẫn đến lũ lụt sắp xảy ra.

Kiến là côn trùng rất nhạy cảm. Chúng thường bò ra khỏi tổ, di chuyển đến chỗ cao khi lũ lụt sắp xảy ra.

Nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức phòng chống lụt bão.

Tấc đất, tấc vàng.

Đất được coi quý giá như vàng

Đất là nguồn tài nguyên quý giá, đem lại nhiều giá trị, lợi ích cho đời sống của con người.

Nhắc nhở mọi người có ý thức sử dụng nguồn đất một cách đúng đắn.

Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền.

Thứ tự giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng; cũng có thể là sự công phu, khó khắn khi khai thác các giá trị kinh tế tại các nơi đó.

Kinh nghiệm tổng kết về giá trị kinh tế, độ khó kĩ thuật khi khai thác các giá trị kinh tế đó.

Nhắc nhở mọi người có ý thức khai thác tốt các điều kiện tự nhiên có sẵn đem lại giá trị cao.

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Vai trò quan trong của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) được sắp xếp theo thứ tự: nước, phân, sự chăm sóc, giống.

Kinh nghiệm được đúc rút trong thực tiễn sản xuất, quá trình canh tác của người dân mà nắm được các đặc điểm của cây trồng.

Nhắc nhở người nông dân phải đầu tư và tất cả các khâu nhưng phải chú ý đến các yếu tố được ưu tiên trước.

Nhất thì, nhì thục.

Đề cao yếu tố thời vụ sau đó mới đến yếu tố chuẩn bị đất canh tác cẩn thận, kĩ càng.

Yếu tố thời vụ liên quan đến yếu tố thời tiết – yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người.

Nhắc nhở mọi người sản xuất đúng thời vụ và chuẩn bị tốt cho vụ mùa.

 

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 – trang 5)

Minh họa đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Các câu tục ngữ có số lượng từ rất ít

+ Tấc đất, tấc vàng – 4 từ.

+ Nhất thì, nhì thục – 4 từ.

- Thường có vần, nhất là vần lưng: Đa số các câu tục ngưc đều có vần.

Ví dụ:

+ Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. (nắng vần với vắng)

+ Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. (gà vần với nhà)

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung:

Ví dụ:

+ Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. (2 vế mau sao thì nắng/ vắng sao thì mưa đối với nhau)

+ Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. (2 vế ráng mỡ gà/ có nhà thì giữ đối với nhau)

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: Lời trong mỗi câu tục ngữ đều hết ức cô đọng, dường như không có từ thừa. Các câu tục ngữ sử dụng hang loạt những hình ảnh ví von như: chưa nằm, chưa cười cũng như các hình ảnh thiên nhiên: sao, đất, nước,…

 

II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào cuộ sống, được sử dụng trong lời ăn, tiếng nói thường ngày.

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã ghi lại những kinh nghiệm quý báu được ông cha ta đúc rút trong quá trình lao động, đấu tranh với thiên nhiên qua cách nói ngắn gọn, giàu hình ảnh và nhịp điệu.

III, GỢI Ý LUYỆN TẬP

Một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh ngiệm của nhân dân về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt:

- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

- Cơn đằng tây, mưa dây bão giật.

- Cơn đằng bắc, lắc rắng mưa rơi.

- Cơn đằng nam, vừa làm vừa chơi.

- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (253)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy