ican
Giải SGK Vật lý 7
Bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

Ican

BÀI 6. THỰC HÀNH

QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

I.  CHUẨN BỊ

Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị:

  • một gương phẳng ;
  • một cái bút chì ;
  • một thước chia độ ;
  • chép sẵn ra giấy mẫu báo cáo.

II. NỘI DUNG THỰC HÀNH

1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

Câu C1 (trang 18 SGK Vật Lí 7):

Cho một gương phẳng (hình 6.1) và một bút chì.

a) Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có tính chất sau:

  • Song song, cùng chiều với vật.
  • Cùng phương, ngược chiều với vật.

b) Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp trên.

2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Câu C2 (trang 18 SGK Vật Lí 7):

Bố trí thí nghiệm như hình 6.2. Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn. Quan sát ảnh của cái bàn phía sau lưng. Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất P và Q ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy trong gương.

PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Câu C3 (trang 18 SGK Vật Lí 7):

Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ tăng hay giảm?

Câu C4 (trang 18 SGK Vật Lí 7):

Một người đứng trước gương phẳng (hình 6.3). Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau. Giải thích tại sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy ?

III. MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH

THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

Họ và tên: …………………………………… Lớp: …………………….

1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

Câu C1 (trang 18 SGK Vật Lí 7):

  1. – Đặt bút chì song song với gương.

– Đặt bút chì vuông góc với gương.

  1. Vẽ hình 1 và hình 2 ứng với hai trường hợp trên

Câu C2 (trang 18 SGK Vật Lí 7):

Di chuyển gương từ từ ra xa mắt, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm dần.

2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Câu C4 (trang 18 SGK Vật Lí 7):

Vẽ ảnh của hai điểm M, N vào hình 3. (chú ý vẽ đúng vị trí của gương, mắt và các điểm M, N như hình 6.3).

– Không nhìn thấy điểm N vì chùm tia tới từ N cho chùm tia phản xạ trên gương không truyền tới mắt (điểm N nằm ngoài bề rộng vùng nhìn thấy của gương).

– Nhìn thấy điểm M vì chùm tia tới từ M cho chùm tia phản xạ trên gương truyền tới mắt (M nằm trong bề rộng vùng nhìn thấy của gương).

 

Đánh giá (254)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy