ican
Giải SGK Toán 7
Bài 4: Đơn thức đồng dạng

Đơn thức đồng dạng

Toán 7 bài đơn thức đồng dạng: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa đơn thức đồng dạng: giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

BÀI 4: ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Đơn thức đồng dạng

Định nghĩa: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác không và có cùng phần biến.

Chú ý: Mọi số khác 0 được coi là đơn thức đồng dạng với nhau.

Ví dụ: Các đơn thức \[2{{x}^{2}}y,{{x}^{2}}y,6{{x}^{2}}y,-\frac{2}{5}{{x}^{2}}y\] là các đơn thức đồng dạng

2. Cộng, trừ đơn thức đồng dạng

Quy tắc: Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.

Ví dụ: Tính \[5x{{y}^{2}}+10x{{y}^{2}}+7x{{y}^{2}}-12x{{y}^{2}}\]

Ta có:

\(5x{y^2} + 10x{y^2} + 7x{y^2} - 12x{y^2} = (5 + 10 + 7 - 12)x{y^2} = 10x{y^2}\)

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Nhận biết đơn thức đồng dạng

Cách giải:

Để nhận biết một biểu thức đại số là đơn thức dồng dạng ta căn cứ vào định nghĩa đơn thức đồng dạng

Dạng 2. Cộng, trừ đơn thức đồng dạng

Cách giải:

Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến

Các bài toán thường gặp:

Bài toán 1: Xét xem những đơn thức sau có phải đơn thức đồng dạng không?

Bài toán 2: Cho hai đơn thức và tính tổng, hiệu của chúng

+ Ta cộng phần hệ số với nhau, phần biến giữ nguyên

+ Ta trừ phần hệ số với nhau, phần biến giữ nguyên

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 15: (SGK Toán 7 tập 2 trang 34)

Các nhóm đơn thức đồng dạng là:
+ Nhóm 1: \[\frac{5}{3}{{x}^{2}}y,-\frac{1}{2}{{x}^{2}}y,{{x}^{2}}y,-\frac{2}{5}{{x}^{2}}y\]

+ Nhóm 2: \[x{{y}^{2}},-2x{{y}^{2}},\frac{1}{4}x{{y}^{2}}\]

Còn lại đơn thức \[xy\] không đồng dạng với đơn thức nào đã cho.

Bài 16: (SGK Toán 7 tập 2 trang 34)

Tổng của ba đơn thức là:

\[25x{{y}^{2}}+55x{{y}^{2}}+75x{{y}^{2}}=(25+55+75)xy{{}^{2}}=155x{{y}^{2}}\]

Vậy tổng của ba đơn thức là \[155x{{y}^{2}}\]

Bài 17: (SGK Toán 7 tập 2 trang 35)

Ta có :

\(\begin{array}{l} \frac{1}{2}{x^5}y - \frac{3}{4}{x^5}y + {x^5}y\\ = \left( {\frac{1}{2} - \frac{3}{4} + 1} \right){x^5}y\\ = \left( {\frac{2}{4} - \frac{3}{4} + \frac{4}{4}} \right){x^5}y\\ = \frac{3}{4}{x^5}y \end{array}\)

Thay \[x=1,y=-1\] vào biểu thức \[\frac{3}{4}{{x}^{5}}y\] ta được:

\[\frac{3}{4}{{.1}^{5}}.(-1)=-\frac{3}{4}\]

Vậy giá trị của biểu thức tại \[x=1,y=-1\]là: \[-\frac{3}{4}\]

Bài 18: (SGK Toán 7 tập 2 trang 35)

Ta thu gọn các đơn thức đồng dạng để xác định mỗi chữ cái tương ứng với kết quả nào trong ô trống của bảng:

V = \[2{{x}^{2}}+3{{x}^{2}}-\frac{1}{2}{{x}^{2}}=\frac{9}{2}{{x}^{2}}\]

Ư = \[5xy-\frac{1}{3}xy+xy=\frac{17}{3}xy\]

N = \[-\frac{1}{2}{{x}^{2}}+{{x}^{2}}=\frac{1}{2}{{x}^{2}}\]

U = \[-6{{x}^{2}}y-6{{x}^{2}}y=-12{{x}^{2}}y\]

H = \[xy-3xy+5xy=3xy\]

Ê = \[3x{{y}^{2}}-(-3x{{y}^{2}})=3x{{y}^{2}}+3x{{y}^{2}}=6x{{y}^{2}}\]

L = \[-\frac{1}{5}{{x}^{2}}+\left( -\frac{1}{5}{{x}^{2}} \right)=-\frac{2}{5}{{x}^{2}}\]

Ă = \[7{{y}^{2}}{{z}^{3}}+(-7{{y}^{2}}{{z}^{3}})=0\]

Ta có bảng sau:

\[-\frac{2}{5}{{x}^{2}}\]

\[6x{{y}^{2}}\]

\[\frac{9}{2}{{x}^{2}}\]

\[0\]

\[\frac{1}{2}{{x}^{2}}\]

\[3xy\]

\[\frac{17}{3}xy\]

\[-12{{x}^{2}}y\]

L

Ê

V

Ă

N

H

Ư

U

 

Vậy tên tác giả cuốn Đại Việt sử kí là LÊ VĂN HƯU

 

LUYỆN TẬP

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM (LUYỆN TẬP)

+ Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác không và có cùng phần biến.

+ Quy tắc: Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.

II. GIẢI BÀI TẬP SGK (LUYỆN TẬP)

Bài 19: (SGK Toán 7 tập 2 trang 36)

Thay \[x=0,5\] và \[y=-1\] vào biểu thức ta được:

\(\begin{array}{l} 16{x^2}{y^5} - 2{x^3}{y^2}\\ = 16.{\left( {\frac{1}{2}} \right)^2}.{( - 1)^5}2.{\left( {\frac{1}{2}} \right)^3}.{( - 1)^2}\\ = 16.\frac{1}{4}.( - 1) - 2.\frac{1}{8}.1\\ = - 4 - \frac{1}{4} = - \frac{{16}}{4} - \frac{1}{4} = - \frac{{17}}{4} \end{array}\)

Vậy giá trị của biểu thức\[16{{x}^{2}}{{y}^{5}}-2{{x}^{3}}{{y}^{2}}\]tại \[x=0,5\] và \[y=-1\] là \[-\frac{17}{4}\]

Bài 20: (SGK Toán 7 tập 2 trang 36)

Ba đơn thức đồng dạng với đơn thức \[-2{{x}^{2}}y\] là: \[{{x}^{2}}y,\frac{1}{2}{{x}^{2}}y,-5{{x}^{2}}y\]

Tổng của 4 đơn thức là :

\(\begin{array}{l} - 2{x^2}y + {x^2}y + ( - 5{x^2}y) + \frac{1}{2}{x^2}y\\ = \left[ {( - 2) + 1 + ( - 5) + \frac{1}{2}} \right].{x^2}y\\ = - 5,5{x^2}y \end{array}\)

Vậy tổng của 4 đơn thức là: \[-5,5{{x}^{2}}y\]

Bài 21: (SGK Toán 7 tập 2 trang 36)

Tổng của các đơn thức là :

\(\begin{array}{l} \frac{3}{4}xy{z^2} + \frac{1}{2}xy{z^2} - \frac{1}{4}xy{z^2}\\ = \left( {\frac{3}{4} + \frac{1}{2} - \frac{1}{4}} \right)xy{z^2}\\ = \left( {\frac{3}{4} + \frac{2}{4} - \frac{1}{4}} \right)xy{z^2}\\ = xy{z^2} \end{array}\)

Vậy tổng của các đơn thức là: \[xy{{z}^{2}}\]

Bài 22: (SGK Toán 7 tập 2 trang 36)

\[a)\]Tích của hai đơn thức là:

\(\begin{array}{l} \frac{{12}}{{15}}{x^4}{y^2}.\frac{5}{9}xy\\ = \frac{{12}}{{15}}.\frac{5}{9}.{x^4}.x.{y^2}.y\\ = \frac{4}{9}{x^5}.{y^3} \end{array}\)

Bậc của đơn thức trên là tổng số mũ của các biến \[x\] và \[y\]

Số mũ của \[x\] là 5

Số mũ của \[y\]là 3

⇒ Bậc của đơn thức đó là \[3+5=8\]

\[b)\]Tích của hai đơn thức là:

\(\begin{array}{l} \left( { - \frac{1}{7}{x^2}y} \right).\left( { - \frac{2}{5}x{y^4}} \right)\\ = \left( { - \frac{1}{7}. - \frac{2}{5}} \right).\left( {{x^2}.x} \right).\left( {y.{y^4}} \right)\\ = \frac{2}{{35}}{x^3}.{y^5} \end{array}\)

Bậc của đơn thức trên là tổng số mũ của các biến \[x\] và \[y\]

Số mũ của \[x\] là 3

Số mũ của \[y\]là 5

⇒ Bậc của đơn thức đó là \[5+3=8\]

Bài 23: (SGK Toán 7 tập 2 trang 36)

\[a)\]Coi ô trống là \[X\]ta thực hiện tìm \[X\] như sau:

\(\begin{array}{l} 3{x^2}y + X = 5{x^2}y\\ \Rightarrow X = 5{x^2}y - 3{x^2}y\\ \Rightarrow X = (5 - 3){x^2}y\\ \Rightarrow X = 2{x^2}y \end{array}\)

Vậy ô trống cần điền là \[2{{x}^{2}}y\]

\[b)\]Coi ô trống là \[Y\]ta thưc hiện tìm \[Y\]như sau:

\(\begin{array}{l} Y - 2{x^2} = - 7{x^2}\\ \Rightarrow Y = - 7{x^2} + 2{x^2}\\ \Rightarrow Y = ( - 7 + 2){x^2}\\ \Rightarrow Y = - 5{x^2} \end{array}\)

Vậy ô trống cần điền là \[-5{{x}^{2}}\]

\[c)\]Có nhiều cách điền vào 3 ô trống ở câu c và chỉ điền những đơn thức đồng dạng. Ví dụ:

\(\begin{array}{l} 10{x^5} + ( - 4{x^5}) + ( - 5{x^5}) = {x^5}\\ {x^5} + 3{x^5} + ( - 3{x^5}) = {x^5} \end{array}\)

Trên đây là gợi ý giải bài tập Toán 7 bài đơn thức đồng dạng do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (300)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy