ican
Ngữ Văn 6
Thực hành đọc 4 (trang 116)

Thực hành đọc

Ican

HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG

(Nguyễn Đức Mậu)

 

I. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Đặc điểm của thể thơ lục bát được thể hiện trong bài thơ

- Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.

- Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám; tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo: trời - đời; hoa - xa; xa - ra

Với đôi cánh đẫm nắng trời

Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa

Không gian là nẻo đường xa

Thời gian vô tận mở ra sắc màu.

 

- Thanh điệu:

+ Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu, thứ tám là thanh bằng còn tiếng thứ tư là thanh trắc.

Tìm nơi thăm thẳm (T) rừng sâu (B)

Bập bùng hoa chuối (T), trắng màu (B) hoa ban (B).

Tìm nơi bờ biển (T) sóng tràn (B)

Hàng cây chắn bão (T) dịu dàng (B) mùa hoa (B).

Tìm nơi quần đảo (T) khơi xa (B)

Có loài hoa nở (T) như là (B) không tên (B)…

+ Riêng trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại.

Bầy ong rong ruổi trăm miền

Rù rì đôi cánh nối liền (B - huyền) mùa hoa (B - ngang)

Nối rừng hoang với biển xa

Đất nơi đâu cũng tìm ra(B - ngang) ngọt ngào (B - huyền).

(Nếu hoa có ở trời cao

Thì bầy ong cũng mang vào (B - huyền) mật thơm (B - ngang))

 

- Nhịp: ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/4, 4/4,...).

Tìm nơi/ thăm thẳm rừng sâu

Bập bùng hoa chuối,/ trắng màu hoa ban.

Tìm nơi/ bờ biển sóng tràn

Hàng cây chắn bão/ dịu dàng mùa hoa.

2. Vẻ đẹp của quê hương, đất nước

- Quê hương đất nước hiện lên giàu đẹp với “rừng vàng, biển bạc” trải rộng mọi miền Tổ quốc, tươi đẹp với sắc hoa nở rộ gắn với đặc trưng từng vùng miền, từng mùa trong năm:

+ Nơi thăm thẳm rừng sâu – Bập bùng hoa chuối, trắng trời hoa ban

+ Nơi bờ biển sóng trào – Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa

+ Nơi quần đảo khơi xa – Có loài hoa nở như là không tên

- Nghệ thuật: Đảo ngữ, sử dụng nhiều từ láy, tính từ, điệp từ, ẩn dụ,...

3. Ý nghĩa được gợi lên từ “hành trình của bầy ong”

- Hành trình của bầy ong là một hành trình dài, siêng năng, kiên trì, không ngừng làm việc, cống hiến để giữ hương sắc cho đời, để tô điểm cho cuộc sống.

- Từ hành trình của bầy ong, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy tạo dựng cho mình một cuộc sống có ý nghĩa, có ích; sống là cống hiến, mang đến “hương thơm mật ngọt” cho đời.

II. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

Thơ lục bát

  • Thơ lục bát (6 – 8) là thể thơ mà các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.
  • Vần trong thơ lục bát: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám; tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo.
  • Thanh điệu trong thơ lục bát: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu, thứ tám là thanh bằng còn tiếng thứ tư là thanh trắc. Riêng trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại.
  • Nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/4, 4/4,...).
Đánh giá (259)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy