ican
Ngữ Văn 6
Đọc - Thực hành 2: Thực hành tiếng Việt (trang 29)

05. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Ican

05. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 26)

Một số từ có mô hình cấu tạo như từ cảm hoá: tha hoá, nhân cách hoá, đồng hoá, trẻ hoá, công nghiệp hoá....

- Tha hoá: biến thành cái khác, mang đặc điểm trái ngược với bản chất vốn có.

- Nhân cách hoá: gán cho loài vật hoặc vật vô tri hình dáng, tính cách hoặc ngôn ngữ của con người.

- Công nghiệp hoá: là quá trình phát triển, nâng cao tỉ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu công nghiệp của một vùng hay một quốc gia.

- Đồng hoá: làm thay đổi bản chất của một vật, một người nào đó để khiến người đó, vật đó cho giống vật khác, người khác.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 26)

- Cuộc sống của bạn đơn điệu quá.

- Muốn thành công, chúng ta cần phải kiên nhẫn.

- Các em cần phải hiểu được vấn đề cốt lõi.

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 26)

- Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc.

→ Tác dụng: Tiếng nhạc là một thứ âm thanh du dương, mang cảm xúc. Việc so sánh bước chân của hoàng tử bé với tiếng nhạc nhằm diễn tả tiếng chân của hoàng tử bé là một gần gũi, quen thuộc, ấm áp với cáo. Chính nhờ tình bạn diệu kì mà những âm thanh, những điều tưởng như nhạt nhẽo lại trở nên sống động, đặc biệt và đầy ý nghĩa.

Câu 4. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 26)

- Những lời thoại được lặp lại: vĩnh biệt, điều cốt lõi trong mắt trần, chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn, bạn có trách nhiệm với bông hồng của bạn...

- Tác dụng: nhấn mạnh nội dung câu nói, vừa tạo nhạc tính và chất thơ cho văn bản.

Câu 5. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 26)

- Hình thức: đoạn văn khoảng 5 - 7 câu

- Nội dung của đoạn văn: cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo.

- Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

II. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Nghĩa của từ ngữ

Để giải nghĩa từ, có thể dựa vào từ điển, nghĩa của từ dựa vào câu văn, đoạn văn mà từ đó xuất hiện. Với từ Hán Việt, có thể giải nghĩa từng thành tố cấu tạo nên từ.

2. So sánh

- Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

+ Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)

+ Vế B (Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A)

+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

+ Từ ngữ chỉ ý so sánh

- Có hai loại so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

3. Điệp ngữ

- Điệp ngữ là một biện pháp lặp lại từ ngữ hay cả một câu văn để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

​​- Điệp ngữ có 3 dạng:

+ Điệp ngữ nối tiếp: là các từ ngữ được điệp liên tiếp nhau, tạo ấn tượng mới mẻ, có tính chất tăng tiến.

+ Điệp ngữ cách quãng

+ Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

4. Từ ghép, từ láy

- Những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép.

- Những từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần) được gọi là từ láy.

 

 

Đánh giá (298)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy