ican
Giải SGK Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc - Văn bản 10: Chùm ca dao về quê hương đất nước

Văn bản 1: Chùm ca dao về quê hương, đất nước

Ican

02. VĂN BẢN 1. CHÙM CA DAO VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 92)

- Mỗi bài ca dao có 4 dòng.

- Cách phân bố số tiếng trong các dòng: các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 92)

- Vần trong thơ lục bát: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám; tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo.

+ Bài 1: “đà” - “gà”; “Xương” - “sương” - “gương”

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Võ canh Thọ Xương.

Mịt mờ khói toả ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

+ Bài 2: “xa” - “ba”; “đồng” - “trông” - “sông”

​​ Ðường lên xứ Lạng bao xa,

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi đứng lại mà trông,

Kìa núi thành Lạng kìa sông Tam Cờ.

- Về nhịp, cả hai bài ca dao đều ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2; 2/4; 4/4.

+ Bài 1:

Gió đưa/ cành trúc/ la đà,

Tiếng chuông Trấn Võ/ canh gà Thọ Xương.

Mịt mờ/ khói toả ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái,/ mặt gương Tây Hồ.

+ Bài 2:

​​ Ðường lên/ xứ Lạng/ bao xa,

Cách một trái núi/ với ba quãng đồng.

Ai ơi/ đứng lại mà trông,

Kìa núi thành Lạng/ kìa sông Tam Cờ.

- Thanh điệu trong thơ lục bát: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu, thứ tám là thanh bằng còn tiếng thứ tư là thanh trắc. Riêng trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại.

+ Bài 1:

Gió đưa cành trúc (T) la đà (B),

Tiếng chuông Trấn Võ (T) canh gà (B - huyền) Thọ Xương (B - ngang).

Mịt mờ khói toả (T) ngàn sương (B),

Nhịp chày Yên Thái (T), mặt gương (B - ngang) Tây Hồ (B - huyền).

+ Bài 2:

​​ Ðường lên xứ Lạng (T) bao xa (B),

Cách một trái núi (T) với ba (B - ngang) quãng đồng (B - huyền).

Ai ơi đứng lại (T) mà trông (B),

Kìa núi thành Lạng (T) kìa sông (B - ngang) Tam Cờ (B - huyền).

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 92)

Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,

Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình.

Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,

Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

Tính chất biến thể được thể hiện rõ ở hai câu đầu.

- Số tiếng trong mỗi dòng: 2 dòng đầu 8 tiếng, dòng thứ ba 6 tiếng và dòng cuối 8 tiếng.

- Về thanh, tiếng thứ tám của dòng đầu tiên (đá) và tiếng thứ sáu của dòng thứ 2 (ngã) đều là thanh ngang, không phải là thanh bằng như quy luật mà là thanh trắc.

Câu 4. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 92)

- Cụm từ “mặt gương Tây Hồ” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.

- Tác dụng: diễn tả được vẻ đẹp nên thơ, mờ ảo của Hồ Tây vào sáng sớm.

Câu 5. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 92)

- Tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi, đứng lại mà trông là tình cảm yêu mến thiết tha, tự hào về vẻ đẹp của xứ Lạng.

1. Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

2. Ai ơi chớ vội cười nhau

Cười người hôm trước hôm sau người cười.

Ai ơi chớ vội cười nhau

Nhìn mình cho tỏ trước sau hãy cười.

3. Ai ơi chẳng chóng thì chầy

Có công mài sắt, có ngày nên kim.

4. Ai ơi đã quyết thì hành

Đã đan thì lận, tròn vành mới thôi.

5. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Câu 6. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 92)

- Các địa danh ở Huế: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình: Đây đều là các địa danh nổi tiếng của xứ Huế.

- Hình ảnh: bóng ngả trăng chênh kết hợp với từ láy lờ đờ: Trăng sáng chiếu xuống mặt nước sông mênh mang. Sóng nước khiến bóng trăng chông chênh. Từ láy “lờ đờ” khiến cho cảnh vật trở nên hư không, huyền ảo.

- Âm thanh: tiếng hò xa vọng: làn điệu dân ca xứ Huế với những điệu hò mái nhì mái đẩy cất lên từ xa vọng lại mang nặng tâm tình, thiết tha, lay động lòng người.

→ Vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế.

Câu 7. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 92)

Hình ảnh các miền quê hiện lên trong các bài ca dao rất phong phú: vẻ đẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây; con đường lên xứ Lạng sơn thuỷ hữu tình; con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm... Như vậy, dù viết về các vùng miền khác nhau (Hà Nội, Lạng Sơn, Huế); miêu tả những phong cảnh đặc sắc của mỗi miền nhưng chùm ca dao đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng đối với quê hương đất nước. Tình yêu đó có khi lặng lẽ, kín đáo như trong bài ca dao 1; cũng có khi thốt lên thành lời thơ tha thiết: Ai đi đứng lại mà trông (bài ca dao 2); Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non (bài ca dao 3).

II. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Thơ lục bát và lục bát biến thể

Thơ lục bát

  • Thơ lục bát (6 – 8) là thể thơ mà các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.
  • Vần trong thơ lục bát: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám; tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo.
  • Thanh điệu trong thơ lục bát: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu, thứ tám là thanh bằng còn tiếng thứ tư là thanh trắc. Riêng trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại.
  • Nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/4, 4/4,...).

Lục bát biến thể

  • Lục bát biến thể không hoàn toàn tuân theo luật thơ của lục bát thông thường, có sự biến đổi số tiếng trong các dòng, biến đổi cách gieo vần, cách phối thanh, cách ngắt nhịp,...

2. Chùm ca dao về quê hương đất nước

2.1. Nội dung

- Chùm ca dao thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào của tác giả dân gian đối với vẻ đẹp của quê hương đất nước.

2.2. Nghệ thuật

- Bài 1, 2: mang những đặc điểm nghệ thuật của thơ lục bát.

- Bài 3: mang những đặc điểm nghệ thuật của lục bát biến thể.

III. GỢI Ý PHẦN VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Bài tập. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 92)

Gợi ý:

- Mở đoạn: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh

Phố cổ Hội An.

“Anh muốn kể Lai Viễn Kiều Hội phố

Đón đợi người sang nghiêng bóng sông chiều

Mái gỗ cầu cong sơn son chạm trổ

Mấy trăm năm rồi ngói vẫn ấm màu rêu”

 

- Thân đoạn

+ Phố cổ Hội An là một địa danh nổi tiếng ​​của tỉnh Quảng Nam, Việt Nam đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Nơi đây từng là một đô thị gắn liền với thương cảng quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong suốt nhiều thế kỉ.

+ Cho đến nay kiến trúc Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng với một quần thể di tích kiến trúc cổ kính gồm nhiều loại hình: nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ… với những bức tường vàng và mái ngói rêu phủ để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách. Những con đường nhỏ xinh ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp ven sông phương Đông thời Trung đại. Cư dân nơi đây vẫn duy trì những tập quán sinh hoạt văn hóa lâu đời lại hồn hậu, mến khách. Vì vậy Hội An là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Ngoài ra, ẩm thực cũng như những bãi biển gần đó cũng vô cùng hấp dẫn, say mê lòng người.

+ Hằng năm, phố cổ Hội An đón hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế đến thăm, giữ vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch Việt Nam.

- Kết đoạn:

Phố cổ Hội An là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng lưu giữ, bảo tồn những truyền thống văn hoá dân tộc đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế. Mỗi chúng ta phải có ý thức giữ gìn bảo vệ di sản này nói riêng và các danh lam thắng cảnh của đất nước nói chung.

Đánh giá (287)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy