ican
Giải SGK Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Thực hành đọc 1 (trang 38)

THỰC HÀNH ĐỌC

Ican

THỰC HÀNH ĐỌC

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 33,34)

CHÚ NHỆN ĐU BAY

- Phan Trung Hiếu -

Nhện con ẩn mình dưới chiếc lá mập mạp của một khóm hồng. Dưới tán lá cây này, chú thấy thật bình yên. Chiếc lá chỉ nhỉnh hơn cái tai mèo một chút nhưng là chỗ để Nhện tránh nắng trú mưa. Từ đây, chú tha hồ ngắm trời ngó đất. Bấy lâu, chú chàng chẳng mấy quan tâm đến công việc mà họ nhà Nhện vẫn thường làm, ấy là việc đặt bẫy để săn bắt lũ ruồi muỗi làm thức ăn qua ngày. Hôm nay thì khác, Nhện con quyết định đặt mẻ lưới đầu tiên trong đời.

Chờ cho chiều nhạt nắng, Nhện con mới bắt đầu vào việc. Nhớ lời mẹ dặn, nó cố sức thót bụng nhả tơ, ghim chặt một đầu vào mép lá. Đ­ược biết những sợi tơ trong bụng đủ sức bảo hiểm cho những cú treo mình nhưng nhìn xuống chiếc lá phía d­ưới cách cả mấy gang tay, Nhện con vẫn thấy sờ sợ. Nhắm nghiền mắt lại, chú dứt mình lao xuống. Chỉ tiếng gió vi vút bên tai. Khi chú hé mắt nhìn thì chiếc lá đã hiện ra trước mắt. Không kịp, cú hãm đà quá muộn màng khiến Nhện con bị rơi thẳng xuống mặt lá. Thật may, chiếc lá dày m­ượt ấy chỉ làm nó bị nảy lên một chút. Bám đ­ược vào mặt lá, Nhện con loay hoay tìm chỗ móc tơ. Đoạn chỉ tơ mỏng mảnh được kéo thẳng băng giữa hai chiếc lá. Ngẫm nghĩ một lát, chú lẳng lặng bò ng­ược lên theo chiếc cầu tơ. Lại một cú nhảy nhằm vào chiếc lá ở thấp hơn về phía bên trái. Ghìm chặt tốc độ nhả tơ, nhiều lúc Nhện con bị treo lơ lửng giữa không trung. Phải nhả tơ thêm từng đoạn ngắn nữa, chú mới bám đư­ợc vào mặt lá. Chú nối một góc nhọn, rồi một hình tam giác. Trong lòng cái tam giác đ­ược làm bằng chỉ tơ ấy, bằng những cú nhảy ngắn, Nhện con đã làm xong bộ khung khá chắc chắn cho tấm l­ưới của mình. Từ đó, chú chỉ việc bò qua bò lại, móc tơ thành từng ô, từng vòng đều đặn. Trông Nhện con chả khác gì một ng­ười thợ dệt sành sỏi. Từng tí một, chiếc l­ưới tơ tròn trịa dần hiện ra những vòng tròn đồng tâm trông thật đẹp mắt.

Chập choạng tối, chiếc l­ưới tơ đã dệt xong. Nhện con bò về nằm nghỉ d­ưới cuống lá sực nức mùi h­ương của hoa hồng. Chú khoái chí t­ưởng tư­ợng sáng ra sẽ đư­ợc thấy lũ ruồi muỗi vo ve đáng ghét nằm phơi cánh chờ chết trên tấm lư­ới. Mỏi mệt vì quá gắng sức, Nhện con thiếp đi lúc nào không hay biết. Đêm xuống, khí trời ẩm lạnh vón lại thành những hạt nhỏ li ti tà tà bay xuống lùm cây bãi cỏ. Nhác thấy tấm lư­ới của Nhện, chúng nghĩ đấy là chiếc võng tơ nên rủ nhau đậu xuống nghỉ ngơi. Một hạt, m­ười hạt, rồi cả trăm ngàn hạt. Không đủ chỗ, chúng nằm gối xếp lên nhau, thành giọt...

Bảnh mắt, Nhện con mới choàng tỉnh dậy. Mặt trời đã le lói đằng đông. Rời chỗ ẩn, chú háo hức bò ra ngoài mép lá nhìn trân trân vào chiếc l­ới của mình. Nhện con sững sờ trước những hạt s­ương mai trong suốt đính thành vòng, thành chuỗi trên chiếc l­ưới tơ. Lũ ong b­ướm trên đư­ờng đi kiếm ăn cũng dừng cánh trầm trồ: "Đẹp quá! Như­ là những hạt ngọc của trời!". Chẳng có một chú muỗi nhép nào dính bẫy như­ng mẻ l­ưới đêm của Nhện con đã bắt đ­ược vô số những hạt ngọc rơi xuống từ trời cao. Chú tung tẩy bò ra nằm giữa tấm lư­ới, nhấm nháp vị tinh khiết mát lạnh của những hạt sư­ơng. Tự dưng, Nhện con cảm thấy mình no đủ, giàu có nữa với bữa tiệc của muôn ngàn hạt ngọc đang óng ánh rực lên những màu sắc diệu kì.

a. Người kể chuyện: Người kể chuyện “giấu mình” (người kể chuyện ngôi thứ ba).

b. Một số đặc điểm của truyện “Chú Nhện đu bay” giúp em biết được đây là truyện đồng thoại:

- Là thể loại truyện viết cho trẻ em, với nhân vật chính là loài vật (chú Nhện).

- Nhân vật chú Nhện vừa được miêu tả với những đặc tính riêng, vốn có của loài vật (nhả tơ), vừa mang những đặc điểm tính cách của con người (làm việc, thấy sờ sợ, cảm thấy mình no đủ, giàu có…)

- Sử dụng thủ pháp nhân hoá (Nhện con, lũ bướm) được sử dụng.

- Có sự kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng, ngôn ngữ và hình ảnh sinh động.

c. Nhân vật nhện con

- Hành động và suy nghĩ:

+ Dưới tán lá cây này, chú thấy thật bình yên. Từ đây, chú tha hồ ngắm trời ngó đất.

+ Bấy lâu, chú chàng chẳng mấy quan tâm đến công việc mà họ nhà Nhện vẫn thường làm, ấy là việc đặt bẫy để săn bắt lũ ruồi muỗi làm thức ăn qua ngày. Hôm nay thì khác, Nhện con quyết định đặt mẻ lưới đầu tiên trong đời.

+ Nhớ lời mẹ dặn, nó cố sức thót bụng nhả tơ, ghim chặt một đầu vào mép lá.

+ nhìn xuống chiếc lá phía d­ưới cách cả mấy gang tay, Nhện con vẫn thấy sờ sợ.

+ Nhắm nghiền mắt lại, chú dứt mình lao xuống.

+ Bám đ­ược vào mặt lá, Nhện con loay hoay tìm chỗ móc tơ.

+ Ngẫm nghĩ một lát, chú lẳng lặng bò ng­ược lên theo chiếc cầu tơ. Lại một cú nhảy nhằm vào chiếc lá ở thấp hơn về phía bên trái. Ghìm chặt tốc độ nhả tơ, nhiều lúc Nhện con bị treo lơ lửng giữa không trung. Phải nhả tơ thêm từng đoạn ngắn nữa, chú mới bám đư­ợc vào mặt lá.

+ Chú nối một góc nhọn, rồi một hình tam giác….Từ đó, chú chỉ việc bò qua bò lại, móc tơ thành từng ô, từng vòng đều đặn. Trông Nhện con chả khác gì một ng­ười thợ dệt sành sỏi. Từng tí một, chiếc l­ưới tơ tròn trịa dần hiện ra những vòng tròn đồng tâm trông thật đẹp mắt.

+ Chập choạng tối...Nhện con bò về nằm nghỉ d­ưới cuống lá sực nức mùi h­ương của hoa hồng. Chú khoái chí t­ưởng tư­ợng sáng ra sẽ đư­ợc thấy lũ ruồi muỗi vo ve đáng ghét nằm phơi cánh chờ chết trên tấm lư­ới. Mỏi mệt vì quá gắng sức, Nhện con thiếp đi lúc nào không hay biết.

+ Bảnh mắt, Nhện con mới choàng tỉnh dậy. … Rời chỗ ẩn, chú háo hức bò ra ngoài mép lá nhìn trân trân vào chiếc l­ới của mình. Nhện con sững sờ trước những hạt s­ương mai trong suốt đính thành vòng, thành chuỗi trên chiếc l­ưới tơ.

+ Chú tung tẩy bò ra nằm giữa tấm lư­ới, nhấm nháp vị tinh khiết mát lạnh của những hạt sư­ơng. Tự dưng, Nhện con cảm thấy mình no đủ, giàu có nữa với bữa tiệc của muôn ngàn hạt ngọc đang óng ánh rực lên những màu sắc diệu kì.

d. Cảm nhận về nhân vật Nhện con.

Gợi ý:

- Là một chú nhện dũng cảm (Khi “nhìn xuống chiếc lá phía d­ưới cách cả mấy gang tay, Nhện con thấy sờ sợ” nhưng rồi vẫn quyết định “nhắm nghiền mắt lại, chú dứt mình lao xuống” để bắt đầu chăng tơ.)

- Là một chú nhện thông minh (Chú tính toán nhảy qua nhảy lại những chiếc lá để làm thành bộ khung chắc chắn: “Ngẫm nghĩ một lát, chú lẳng lặng bò ng­ược lên theo chiếc cầu tơ. Lại một cú nhảy nhằm vào chiếc lá ở thấp hơn về phía bên trái. Ghìm chặt tốc độ nhả tơ, nhiều lúc Nhện con bị treo lơ lửng giữa không trung. Phải nhả tơ thêm từng đoạn ngắn nữa, chú mới bám đư­ợc vào mặt lá. Chú nối một góc nhọn, rồi một hình tam giác. Trong lòng cái tam giác đ­ược làm bằng chỉ tơ ấy, bằng những cú nhảy ngắn, Nhện con đã làm xong bộ khung khá chắc chắn cho tấm l­ưới của mình.”)

- Là một chú nhện khéo léo (Trông Nhện con chả khác gì một ng­ười thợ dệt sành sỏi.)

- Là một chú nhện đáng yêu, vô tư (Sau khi dệt xong tấm lưới, “Chú khoái chí t­ưởng tư­ợng sáng ra sẽ đư­ợc thấy lũ ruồi muỗi vo ve đáng ghét nằm phơi cánh chờ chết trên tấm lư­ới.”. Sáng hôm sau, khi nhìn thấy những giọt sương trên tấm lưới, “Chú tung tẩy bò ra nằm giữa tấm lư­ới, nhấm nháp vị tinh khiết mát lạnh của những hạt sư­ơng. Tự dưng, Nhện con cảm thấy mình no đủ, giàu có nữa với bữa tiệc của muôn ngàn hạt ngọc đang óng ánh rực lên những màu sắc diệu kì.”)

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 34)

Gợi ý:

HS kể một câu chuyện về tình bạn của chính bản thân mình. Qua đó, rút ra được bài học cho bản thân. Bài học đó có thể là:

- Tình bạn giúp em biết sẻ chia, biết quan tâm tới mọi người.

- Tình bạn giúp em biết giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn, thử thách.

- Tình bạn giúp em biết phải sống chân thành, cho người khác những lời khuyên, nhận xét thật lòng và chính bản thân em cũng phải sẵn sàng đón nhận mọi lời khen - chê của người khác để tự hoàn thiện bản thân mình.

...

II. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

- Truyện đồng thoại là thể loại truyện viết cho trẻ em, với nhân vật chính thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá. Thế giới trong truyện đồng thoại được tạo dựng không theo quy luật tả thực mà giàu chất tưởng tượng. Các tác giả truyện đồng thoại sử dụng “tiếng chim lời thú” ngộ nghĩnh để nói chuyện con người nên rất thú vị và phù hợp với tâm lí trẻ thơ.

- Nhân vật đồng thoại vừa được miêu tả với những đặc tính riêng, vốn có của loài vật, đồ vật vừa mang những đặc điểm tính cách của con người. Vì vậy, truyện đồng thoại rất gần gũi với truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và có giá trị giáo dục sâu sắc. Nguồn chất liệu rộng mở (từ các loài cỏ cây, loài vật, loài người đến đủ loại đổ vật vô trị -- cây cầu, đoàn tàu, cánh cửa, cái kim sợi chỉ,...) khiến nhân vật đồng thoại rất phong phú, đa dạng. Sự kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng, ngôn ngữ và hình ảnh sinh động mang lại sức hấp dẫn riêng cho truyện đồng thoại. Thủ pháp nhân hoá và phóng đại cũng được coi là những hình thức nghệ thuật đặc thù của thể loại này.

Đánh giá (422)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy