ican
Giải SGK Văn 6 Cánh diều
Văn bản 2: Thạch Sanh

Văn bản 2: Thạch Sanh

Ican

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

THẠCH SANH

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 23)

- Nhân vật Thạch Sanh có những đặc điểm của nhân vật bất hạnh (mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi một mình trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại, phải đốn củi nuôi thân) và mang cả đặc điểm của nhân vật dũng sĩ (có sức mạnh hơn người, có tấm lòng hào hiệp, trượng nghĩa, lập được nhiều chiến công lẫy lừng).

- Xét theo nội dung của truyện (ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất và sức mạnh của Thạch Sanh) và những mô-tip quen thuộc trong truyện (diệt đại bàng, diệt chằn tinh), quan điểm xét Thạch Sanh vào kiểu nhân vật dũng sĩ là thuyết phục, hợp lí hơn.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 23)

- Các sự kiện chính trong truyện “Thạch Sanh”:

+ Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh.

+ Lý Thông và Thạch Sanh kết nghĩa anh em.

+ Thạch Sanh đi canh miếu giúp Lý Thông và giết được chằn tinh.

+ Thạch Sanh giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang.

+ Thạch Sanh cứu Thái tử con vua Thủy tề, xuống dưới thủy cung, được vua Thủy tề tặng cây đàn thần.

+ Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục.

+ Thạch Sanh đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh. Nhờ đó, Thạch Sanh được giải oan, Lý Thông bị vạch trần tội ác.

+ Thạch Sanh tha bổng cho mẹ con Lý Thông, nhưng trên đường về nhà, mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

+ Thạch Sanh được vua gả công chúa. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại dùng cây đàn thần, niêu cơm thần khiến quân địch quy hàng, rút về nước.

- Học sinh lựa chọn sự kiện mà mình thích, có lý giải hợp lí, tham khảo: Em thích sự kiện “Thạch Sanh đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh. Nhờ đó, Thạch Sanh được giải oan, Lý Thông bị vạch trần tội ác.” bởi nhờ có sự kiện đó mà mẹ con Lý Thông mới bị trừng trị thích đáng, Thạch Sanh mới được minh oan, sống một cuộc sống hạnh phúc.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 23)

Tính cách của Thạch Sanh

Dẫn chứng

Thật thà, chất phác

- Khi nghe Lý Thông nói vì dở cất mẻ rượu, không thể đi canh miếu, Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay.

- Khi Lý Thông lừa Thạch Sanh con trăn là của nhà vua nuôi, giết nó tất không thoát khỏi tội chết, Thạch Sanh lại thật thà tin ngay.

Dũng cảm, tài năng

- Khi chằn tinh hóa phép, thoắt biến thoắt hiện, chàng không hề nao núng, dùng nhiều võ thuật, chỉ một lúc đã xé xác nó làm hai.

- Thạch Sanh đánh bại đại bàng, cứu được công chúa và con vua Thủy tề.

- Dùng cây đàn thần, niêu cơm thần, chàng đã đánh lui được binh sĩ 18 nước chư hầu.

Tốt bụng, sẵn sàng vì người khác

- Nhận lời giúp Lý Thông đi canh miếu.

- Thạch Sanh xin xuống hang cứu công chúa.

Nhân hậu, bao dung

- Mặc dù mẹ con Lý Thông đã lừa dối, thậm chí hãm hại Thạch Sanh, song chàng vẫn tha tội chết, cho mẹ con Lý Thông trở về quê.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 23)

Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện

Tác dụng trong việc khắc họa

nhân vật Thạch Sanh

- Thạch Sanh vốn là thái tử, con của Ngọc Hoàng.

- Người mẹ mang thai, mấy năm không sinh nở, mãi về sau mới sinh được Thạch Sanh.

- Năm Thạch Sanh biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các loại võ nghệ và mọi phép thần thông.

- Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật lí tưởng.

- Báo hiệu nhân vật sẽ lập được nhiều chiến công khác thường, kì lạ.

- Thạch Sanh giết được chằn tinh.

- Thạch Sanh tiêu diệt được đại bàng, cứu công chúa.

- Tô đậm tài năng, sự dũng cảm của Thạch Sanh.

- Cho thấy Thạch Sanh là một người tốt bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ người gặp hoạn nạn.

- Thạch Sanh cứu giúp con vua Thủy tề, được mời xuống thủy cung, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng chàng không nhận chỉ xin một cây đàn.- Thạch Sanh là một người anh hùng không màng danh lợi.
- Thạch Sanh dùng tiếng đàn và niêu cơm thần dẹp loạn 18 nước chư hầu.- Thạch Sanh là một người yêu chuộng hòa bình.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 23)

- Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.” cho thấy nhân dân muốn thể hiện ước mơ về đạo đức và công lí xã hội. Những người tốt như Thạch Sanh ở hiền sẽ gặp lành, có kết cục tốt đẹp, sống hạnh phúc. Đồng thời, nhân dân còn gửi gắm ước mơ những giá trị tốt đẹp của con người được khẳng định và tôn vinh một cách xứng đáng.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 24)

- Đoạn thơ “Đàn kêu: Ai chém chằn tinh … Biết ăn quả lại quên ân người trồng?” nhấn mạnh thêm ý nghĩa phê phán những người gian dối, bất lương, vong ân bội nghĩa như Lý Thông.

Đánh giá (434)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy