ican
Giải SGK Văn 6 Cánh diều
Tự đánh giá 6: Tự đánh giá cuối học kì I (trang 107)

Tự đánh giá cuối học kì I

Ican

TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I

I. ĐỌC HIỂU

a.

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 109)

D. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng cuối của dòng bát.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 110)

D. Thể hiện tình cảm lưu luyến của người dân Việt Bắc với Bác Hồ.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 110)

B. Bác, Ông Cụ, Người.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 110)

C. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 110)

B. Nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc với Bác Hồ.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 110)

C. Sử dụng biện pháp điệp từ “nhớ”

b.

Câu 7 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 111)

A. Nêu lên các diễn biến quan trọng về việc kí kết Hiệp định Pa-ri.

Câu 8 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 111)

D. Hiệp định Pa-ri được kí ngày 27-1-1973, chiến tranh đã chấm dứt.

Câu 9 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 111)

A. Nhiều trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn.

Câu 10 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 111)

Ba thông tin quan trọng nhất:

- Ngày 22 - 1 - 1973, các chuyên viên của Việt Nam và Hoa Kỳ so lại lần cuối cùng các văn kiện đã thỏa thuận xong giữa hai bên.

- Ngày 23 - 1 - 1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ (Kissinger).

- Ngày 27 - 1 - 1973, đúng 11 giờ (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên.

II. VIẾT

Học sinh lựa chọn một trong hai đề, tham khảo gợi ý sau:

Đề 1:

Hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ đã học khiến em xúc động nhất.

- Học sinh có thể lựa chọn viết bài văn nêu cảm nghĩ về người mẹ trong bài thơ “Về thăm mẹ” hoặc người mẹ trong bài “À ơi tay mẹ”.

Sau đây là gợi ý:

a. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Đinh Nam Khương và bài thơ “Về thăm mẹ”.

- Bày tỏ cảm xúc chung của bản thân về hình ảnh người mẹ trong bài thơ: Hình ảnh người mẹ hiện lên trong bài thơ thật đẹp, gợi nhắc mỗi người nhớ đến người mẹ của mình.

b. Thân bài

- Người mẹ trong bài thơ tuy không xuất hiện trực tiếp song ở mỗi sự vật bình dị trong ngôi nhà, người con đều thấy bóng dáng của người mẹ tảo tần, giàu đức hi sinh:

+ Cảnh vật quanh ngôi nhà hiện lên qua các hình ảnh: chum tương, nón mê, áo tơi đã cũ, bù nhìn rơm ngoài vườn, một đàn gà mới nở vàng ươm quấn quýt, vào ra quanh cái nơm cũ đã hỏng vành, cây na ngoài vườn vẫn còn trái cuối vụ mẹ để dành phần con.

=> Những hình ảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện tình cảm ấm áp của mẹ, thấy thân thương, xúc động trước cuộc sống giản dị đời thường và tình yêu thương mà mẹ dành cho mình.

+ Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ: “Nón mê nay đứng xưa ngồi dầm mưa” làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động; gợi ra những vất vả, lam lũ trong cuộc đời mẹ; đồng thời thể hiện sự thấu hiểu, yêu thương của con với mẹ và mái nhà của mẹ.

+ Mẹ luôn chắt chiu hạnh phúc đời thường, dành cho con những điều tuyệt vời nhất: “Bất ngờ rụng ở trên cành - Trái na cuối vợ mẹ dành phần con”.

=> Về thăm mẹ để được sống với những cảm xúc của chính mình: nghẹn ngào, xúc động, rưng rưng trước những điều giản dị trong cuộc sống; để thêm yêu, thêm biết ơn người mẹ tảo tần, lam lũ, cả đời hi sinh cho con.

c. Kết bài: Đọc bài thơ, em thấy thêm yêu quý, trân trọng sự vất vả, lam lũ và đức hi sinh của mẹ dành cho mình.

Đề 2:

Em có thích đọc truyện cổ tích không? Vì sao?

* Học sinh nêu quan điểm, suy nghĩ của mình: có thể thích/ không thích/ có điểm thích, điểm chưa thích; miễn là có lập luận chặt chẽ; lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục người đọc.

Tham khảo gợi ý:

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Sự hấp dẫn của truyện cổ tích.

b. Thân bài

* Truyện cổ tích luôn hấp dẫn với trẻ thơ:

- Nói như Puskin: “Truyện cổ tích là bịa đặt nhưng trong mỗi câu chuyện bịa đặt đó có những bài học cho các cô cậu bé”. Thế giới của những ông Bụt, bà Tiên, Phật,... luôn hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng của con người.

- Đồng thời, những câu chuyện cổ tích luôn hướng con người làm điều thiện, điều tốt; phê phán cái ác, cái xấu… Qua đó góp phần hình thành nhân cách của mỗi con người.

- Truyện cổ tích gợi trong em nhớ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp: được nghe bà, nghe mẹ kể chuyện mỗi tối. Những câu chuyện như những lời dạy bảo của bà, của mẹ là một phần kí ức tươi đẹp của mỗi người…

c. Kết bài: Khẳng định truyện cổ tích vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.

Đánh giá (337)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy