ican
Giải SGK Văn 6 Cánh diều
Thực hành tiếng Việt (trang 24)

Thực hành tiếng Việt

Ican

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

(TỪ ĐƠN, TỪ PHỨC)

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

Từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy)

- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, ví dụ: ông, bà, nói, cười, đi, mừng,...

- Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng, ví dụ: cha mẹ, hiền lành, hợp tác xã, sạch sẽ, sạch sành sanh,...

+ Từ ghép là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa tạo thành, ví dụ: cha mẹ, hiền lành, khôn lớn, làm ăn,...; đỏ hoe, xanh um, chịu khó, phá tan,...

+ Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành, ví dụ: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ,... Trừ trường hợp lặp lại nguyên vẹn một tiếng có nghĩa như xanh xanh, ngời ngời,... trong các tiếng tạo thành từ láy, chỉ một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa. Đây là điểm phân biệt từ láy với những từ ghép ngẫu nhiên có sự trùng lặp về ngữ âm giữa các tiếng tạo thành như: hoa hồng, học hành, lí lẽ, gom góp,…

II. LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 24)

Câu

Từ đơn

Từ ghép

Từ láy

a.

vừa, về, tâu, vua.

sứ giả, kinh ngạc, mừng rỡ.

vội vàng.

b.

từ, ngày, bị,

công chúa, mất tích, nhà vua, vô cùng.

đau đớn.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 24)

Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau

Ghép các yếu tố có nghĩa

trái ngược nhau

làng xóm, tìm kiếm, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp.ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, phải trái.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 24)

a. Chỉ chất liệu để làm món ăn

b. Chỉ cách chế biến món ăn

c. Chỉ tính chất của món ăn

d. Chỉ hình dáng của món ăn

bánh tẻ, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm.bánh nướng.bánh xốp.bánh tai voi, bánh bèo.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 24)

a. Gợi tả trạng thái, dáng vẻ của sự vật

b. Gợi tả âm thanh

lủi thủi, rười rượi, rón rén.

véo von.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 24)

- HS dựa vào câu mở đầu của các truyền thuyết và cổ tích đã học, tự viết câu văn giới thiệu nhân vật mà mình muốn kể, tham khảo gợi ý sau: “Ngày xưa, vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức, mãi về sau mới sinh được một người con trai song lên 3 tuổi cậu bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy”.

Đánh giá (467)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy